Tháng 9/1980, chính phủ Pháp đã thông qua một dự án chế tạo hai chiếc tàu sân bay mang năng lượng hạt nhân mới để thay thế hai tàu sân bay lớp Clemenceau chạy bằng nhiên liệu thường có từ những năm 1950. Và con tàu đầu tiên thuộc lớp này đã được khởi đóng vào năm 1986 với cái tên Charles De Gaulle.

Charles De Gaulle là một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, với 2 lò phản ứng, công suất 30 MW mỗi lò. Tàu được khởi đóng vào ngày 3/2/1986 tại nhà máy đóng tàu của Tập đoàn DCNS, và hạ thủy vào ngày 7/5/1994. Trải qua quá trình thử nghiệm kéo dài hơn 6 năm, tàu chính thức phục vụ trong biên chế của hải quân Pháp vào ngày 18/5/2001. Lúc đầu, tàu được đặt tên là Richelieu, đến năm 1987 tàu được đổi tên thành Charles De Gaulle.

Đây là tàu sân bay hạt nhân lớn nhất châu Âu và được trang bị hệ thống công nghệ hiện đại không hề thua kém các tàu Mỹ, thậm chí có thể nói còn vượt trội so với tàu Kuznetsov của hải quân Nga. Nó có thể chở lên tới 2000 người bao gồm 1200 thuỷ thủ và 800 lính thủy đánh bộ, triển khai được 40 máy bay chiến đấu gồm: chiến đấu cơ Dassault Rafale M và Super Etendard; 3 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-2C Hawkeye và trực thăng AS 565 Panther hoặc NH 90..



Chiến đấu cơ chủ lực của Charles de Gaulle gồm: tiêm kích đa năng Dassault Rafale M (mang 9,5 tấn vũ khí) và cường kích Super Etendard (mang 2,1 tấn vũ khí) có thể tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền.

Máy bay cường kích Super Etendard hạ cánh trên Charles de Gaulle.

Máy bay cường kích Super Etendard hạ cánh trên Charles de Gaulle.

Tàu sân bay Charles De Gaulle có thiết kế khí động học tương tự tàu sân bay lớp Nimitz của hải quân Mỹ nhưng ngắn hơn và tải trọng thấp hơn. Tàu sân bay Charles de Gaulle có chiều dài 261,5m, rộng 64,36m, đường băng dài 195m. Tàu có lượng giãn nước 37.085 tấn tiêu chuẩn, 42.000 tấn đầy tải, diện tích boong tàu 12.000 m2.

Máy bay Rafale cất cánh, hạ cánh trên tàu

Tàu được trang bị hệ thống phóng máy bay Type C13 của Mỹ với tần suất một chiếc máy bay mỗi phút, hỗ trợ 100 chuyến bay mỗi ngày. Phần đường băng được kéo dài thêm khoảng 4,4m để các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm E-2C Hawkeye có thể cất và hạ cánh. Theo báo quân đội Mỹ Stars & Stripes, hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle là tàu sân bay duy nhất không phải của Hải quân Mỹ sử dụng máy phóng (catapult) để giúp máy bay cất cánh trên đường băng của tàu.

Nhờ máy phóng mà máy bay trên tàu sân bay loại này mang được nhiều vũ khí hơn so với máy bay trên các tàu sân bay không dùng máy phóng (loại thiết kế mũi hếch lên).

Tiêm kích đa năng Rafale M hạ cánh trên tàu sân bay Charles de Gaulle

Tiêm kích đa năng Rafale M hạ cánh trên tàu sân bay Charles de Gaulle

Ở đuôi tàu cũng được bố trí 4 cáp hãm đà để phi cơ hạ cánh. Trong ảnh, tiêm kích đa năng Rafale M hạ cánh trên tàu sân bay Charles de Gaulle. Biến thể hải quân của tiêm kích tiên tiến Rafale do Pháp thiết kế, chế tạo hoàn toàn tự lực. Trên máy bay có 13 giá treo mang tới 9,5 tấn vũ khí gồm tên lửa, bom.

Tàu được trang bị hệ thống ổn định SATRAP điều khiển bằng máy tính, giúp các máy bay có thể cất, hạ cánh dễ dàng hơn trong điều kiện biển động. Hệ thống phòng vệ của tàu trang bị: tên lửa đối không Aster-15 (32 quả, tầm bắn 30km, độ cao 12km); tên lửa Mistral (12 quả, tầm bắn 5,3km) và 8 pháo tự động 20mm.

Với những trang thiết bị tối tân, hiện đại nhất, Charles de Gaulle có khả năng hoạt động liên tục 45 ngày trên biển mà không cần nhận tiếp tế nhu yếu phẩm.

Khám phá tàu sân bay hạt nhân duy nhất của Pháp

Charles de Gaulle đã tham gia hỗ trợ hiệu quả nhiều hoạt động quân sự với Mỹ và NATO trong cuộc chiến tại Afghanistan năm 2001, tuần tra với hải quân Mỹ trong cuộc khủng hoảng Ấn Độ-Pakistan năm 2002, tham gia các hoạt động của chiến dịch Tự do Bền vững năm 2005 tại Afghanistan.

Đây cũng là loại tàu sân bay tham chiến trong chiến dịch quân sự của NATO ở Libya. Tàu sân bay này được sử dụng để đưa các máy bay tiêm kích Rafale F-3 tới thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Libya.

View more random threads: