Đau nhức ở vùng cổ, cánh tay, vai, mông đùi, cẳng chân, bàn chân. Cơn đau tăng nhiều hơn khi đứng lên ngồi xuống, khi đi bộ với khoảng cách ngắn, … đều là những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm mà bệnh nhân cần lưu ý.

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh xương khớp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, vận động, chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Nhận biết được những biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả và ít tốn kém hơn.

Đĩa đệm là một mảnh nhỏ hình chiếc đĩa nằm ở khe giữa hai đốt sống, bên ngoài có một lớp bao xơ dày và chắc, bên trong chứa chất nhầy. Bao xơ bị rách, dịch nhầy sẽ tràn ra và tạo thành một khối gọi là khối thoát vị. Thoát vị hoàn toàn có thể xảy ra ở bất cứ phần nào của cột sống, từ cổ đến thắt lưng. Tuy nhiên, thoát vị đĩa đệm xảy ra phổ biến nhất ở phần cột sống thắt lưng. Vì cột sống là một mạng lưới phức tạp bao gồm nhiều dây thần kinh và mạch máu. Đĩa đệm bị trượt ra khỏi khe cột sống sẽ tạo áp lực lên các rễ thần kinh và tủy sống gây đau, tê, liệt…

Các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm bao gồm:

- Đau và tê lan truyền xuống cánh tay hoặc chân tùy vị trí thoát vị. Đây chính là dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức từ vùng thắt lưng lan tỏa xuống vùng mông, đùi và bắp chân và có thể đau ở cả bàn chân. Nếu thoát vị đĩa đệm ở cổ, cơn đau nhức thường sẽ lan tỏa xuống phần vai và cánh tay. Đặc biệt, người bệnh sẽ cảm thấy sợ hãi mỗi khi ho, hắt hơi hay di chuyển vì nó làm gia tăng mức độ đau đáng kể.

- Cơn đau tăng nhiều hơn khi đứng lên ngồi xuống. Đau buốt khi đứng lên ngồi xuống cũng là một trong những biểu hiện thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất. Khi đứng lên và ngồi xuống làm cho phần đĩa đệm bị trật khỏi khe đốt sống tăng thêm áp lực lên các rễ thần kinh, làm tăng thêm mức độ đau nhức cho người bệnh.

- Đau khi đi bộ với khoảng cách ngắn. Khi đĩa đệm nằm đúng vị trí mặc định của mình, chúng ta sẽ đi lại hết sức linh hoạt. Tuy nhiên, khi đĩa đệm hình thành các khối thoát vị sẽ chèn ép lên các rễ thần kinh gây đau, dù cho đi bộ một quãng đường ngắn người bệnh cũng thấy đau nhức khó chịu.

- Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh có biểu hiện đau vùng gáy, vai. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở cả tay, cổ tay, bàn tay, giảm cơ lực tay. Các hiện tượng đau, nhức, tê tăng lên hay giảm xuống theo cử động cổ tay

- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng làm hạn chế cử động cột sống: không còn khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được xuống thấp…Người bệnh có thể thay đổi dáng đứng, cách đi để không đau và dần dần cột sống bị vẹo sang một bên.

Theo chia sẻ của TS.BS Đặng Hồng Hoa (Trưởng khoa Cơ xương khớp, BV E Hà Nội), thoát vị đĩa đệm thực chất là hậu quả của bệnh thoái hóa cột sống, điển hình là do sụn khớp và xương dưới sụn bị bào mòn qua thời gian. Khi đó, dưới sức ép của cơ thể, bao xơ dễ bị rách, nứt làm cho lớp nhầy bên trong tràn ra ngoài, chèn ép vào tủy sống và các dây thần kinh. Do đó, chăm sóc, nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn là biện pháp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm tận gốc.

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ phát minh ra hoạt chất sinh học PEPTAN, được chứng minh hiệu quả tích cực trong việc tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn. PEPTAN cung cấp nhiều acid amin quý được tinh chiết hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên khi hấp thu vào cơ thể sẽ kích thích các tế bào sụn sản sinh các chất căn bản, thực hiện các công việc bảo vệ, sửa chữa những hư tổn nơi sụn khớp. Đồng thời PEPTAN tăng cường mật độ khoáng chất xương dưới sụn, giúp xương chắc khỏe. Qua đó ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm tận gốc, chăm sóc toàn diện sức khỏe xương khớp, kéo dài tuổi thọ hệ vận động.

tag: biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm (jexmax.com.vn/tin-tuc/dau-hieu-canh-bao-benh-thoat-vi-dia-dem-c1a686.html)