Kinh nghiệm cho các mẹ khi mang thai ở 22 tuần tuổi đây là lần thực hiện siêu âm 3D, 4D khi thai 22 tuan hay 23 tuần tuổi cũng là lần siêu âm quan trọng. Khác với siêu âm màu ở tuần thai 12, lần này mẹ sẽ ngạc nhiên khi nhìn rõ hình hài của bé bằng qua kỹ thuật 3D-4D rõ nét và lớn hơn thế nào. Mẹ chọn phương pháp 3D hay 4D đều được, bởi vì điểm khác nhau giữa 2 phương pháp này chỉ là về mặt kỹ thuật của máy siêu âm, chứ khả năng khảo sát hình thái học của thai nhi thì siêu âm 3D và 4D thì đều cho kết quả như nhau. Nhưng nếu mẹ muốn ghi đĩa hình ảnh siêu âm để về xem lại hoặc cho ông bà, ba bé xem thì nhớ chọn siêu âm 4D nhé. Hình ảnh bé mẹ có thể giữ làm kỷ niệm.Sang đến tuần thai 22 tuần hay 23 tuần, bé đã phát triển vô cùng mạnh mẽ về các chức năng cũng như trọng lượng. Con đã được khoảng từ 360g đến gần 1 ký, con cao khoảng 27-28 cm. Con đã có thể nghe rất tốt, con thích nghe thấy giọng của mẹ khi mẹ kể chuyện hay hát cho con nghe. Con cũng thích bàn tay mẹ đặt lên bụng sờ vào người con mỗi khi con quẫy đạp. Mặc dù con vẫn chưa căng tròn bóng bẩy, nhưng con đã đầy đủ hình hài. Con thường xuyên chuyển động, đạp, quẫy như một bước tập dượt nhằm chuyển động thuần thục hơn khi chào đời, đồng thời giúp hệ xương chắc khỏe.



Cũng chính vì con đã phát triển đầy đủ hình hài, ngay cả các cơ quan nội tạng đã hình thành và phân chia khá rõ rệt, và bởi vì trọng lượng của con chưa lớn lắm nên con có thể chuyển động dễ dàng trong tử cung, giúp các bác sĩ có thể nhìn thấy con một cách rõ ràng và sinh động hơn. Bên cạnh đó, nước ối nhiều nên máy siêu âm dễ dàng quan sát hơn. Từ đó, các bác sẽ dễ dàng phát hiện những bất thường về hình thể của con. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng của con và nhất là khảo sát các dị tật.
Ngày thai thứ 225 - 231 (ngày 239- 245 tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối)
Bé đang đầy đặn dần lên và cứng cáp hơn. Những em bé sinh non từ tuần này đều có cơ hội phát triển khỏe mạnh như các bé đủ tháng khác. Bạn có thể thấy nặng nề, mệt mỏi và có thể gặp vấn đề về da. Đây là lúc bắt đầu chuẩn bị cho ngày “vượt cạn”
Em bé của bạn phát triển như thế nào?
Bé của bạn giờ đã nặng khoảng 2.15kg (bằng một quả dưa đỏ cỡ trung) và dài gần 46cm. Lớp mỡ của bé – thứ sẽ giúp bé điều chỉnh thân nhiệt sau khi được sinh ra – đang đầy lên và làm bé tròn trĩnh hơn. Da của bé cũng mịn hơn bao giờ hết. Hệ thần kinh trung ương của bé đang trưởng thành và phổi của bé cũng vậy. Nếu bạn lo lắng về chuyện sinh non thì nay có thể hạnh phúc mà biết rằng những em bé sinh ra trong khoảng từ 33-36 tuần – nếu không có vấn đề sức khỏe nào khác – đều khỏe mạnh. Các bé có thể cần nằm trong lồng sơ sinh ít lâu, gặp phải vài vấn đề sức khỏe ngắn hạn, nhưng về lâu dài thì các bé cũng có thể phát triển hệt như các bé sinh đủ tháng.

Hình ảnh thai 33 tuan tuổi - Ảnh: Babycenter.Trong tuần này, mỗi ngày qua bé đều có một bước tiến rất đáng kể, hãy cùng điểm lại nhé!
Ngày thứ 225: Bé mở miệng rộng hơn một chút và có thể ngáp lớn nữa đấy. Đó là dấu hiệu cho thấy bé biết mỏi mệt khó chịu, buồn tẻ và tất cả được biểu lộ trên cơ mặt của bé.
Mẹ làm cho bé: Hãy bổ sung thêm omega-3 vào khẩu phăn ăn mỗi ngày để giúp não bé phát triển tốt hơn. Chất này có phổ biến trong thịt bò và các loại cá.
Ngày thứ 226: Hệ miễn dịch của bé đã được trang bị để chống lại các loại bệnh nhiễm khuẩn.
Mẹ làm cho bé: Hãy cho bé sơ sinh tránh ra chỗ công cộng ít nhất là vài tuần sau sinh, bởi vì lúc này hệ miễn dịch của bé còn rất yếu, chưa phát triển toàn diện nên bé rất dễ bị nhiễm bệnh.
Ngày thứ 227: Móng tay bé lúc bấy giờ đã sắc và cứng hơn.
Mẹ làm cho bé: Bạn sẽ phân vân chưa biết làm gì để bảo vệ an toàn cho bé khi về nhà? Thật ra thì bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này cho đến khi nào bé có thể tự bò đi vòng quanh được. Tuy thế cũng cần một số kiến thức cơ bản trong việc bảo vệ an toàn cho bé như: Bịt các ổ cắm điện, đóng chặt cửa sổ và ngăn lối cầu thang…
Ngày thứ 228: Hệ xương của bé bấy giờ sẽ cứng cáp hơn rất nhiều trừ xương hộp sọ, nó phải đủ mềm để trượt qua các thứ khác. Độ mềm và đàn hồi của hộp sọ giúp cho bé dễ chào đời hơn. (trượt qua khe sinh dễ dàng hơn).
Mẹ làm cho bé: Hầu hết các mẹ đều muốn kết nối với bé ngay khi nhìn thấy bé xuất hiện, đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy tình mẫu tử không xuất hiện trong phút giây đầu hoặc một vài ngàysau sinh. Sự gắn kết ấy sẽ tiếp tục trong tuần tới vì nó là một mối liên kết sâu nặng.
Ngày thứ 229: Cơ thể bé bây giờ đang nằm gọn giữa tử cung bạn, dĩ nhiên là có vài bộ phận bị chệch ra ngoài một chút.
Mẹ làm cho bé: Bởi vì bé có đến 266 ngày để đá, quẫy đạp trong tử cung của bạn nên chắc chắn là bạn cảm nhận được các chuyển động liên tiếp của bé. Bé có thể sẽ đá hoặc lắc lư…và khi ra đời, bạn cũng nên cho bé được lắc lư trong xe nôi như thế.