Công nghiệp chế biến gỗ là một ngành nghề quan trọng của nền công nghiệp nước ta .Các nhà máy xí nghiệp gỗ đã thu hút một lượng lớn lực lượng lao động, góp phần làm cho phong phú các mặt hàng xuất khẩu của đất nước, tăng giá thu ngoại tệ, kích thích sự phát triển của các ngành nghề khác, đặc biệt là các ngành trang trí nội thất, giao thông vận tải, cơ khí chế tạo máy.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp này cũng gây ra các hại lên cộng đồng do ô nhiễm bụi, khí thải, nước thải, hơi dung môi, tiếng ồn,…Mặc dù gây ra nhiều tác động đến môi trường như vậy, nhưng các cơ sở vẫn chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho việc xử lý tác động đối với môi trường, do đó nhiều nơi vẫn gây ra tình trạng ô nhiễm không khí, nước,…
Vì vậy, việc lập Kế hoạch bảo vệ môi trường cho những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là hoàn toàn cần thiết.
1. Đối tượng
• Chủ đầu tư đang chuẩn bị xây dựng mới, mở rộng quy mô sản xuất chế biến gỗ, dăm gỗ, ván ép và đồ gỗ có quy mô nhỏ hơn mức quy định lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
• Tất cả cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ tự nhiên có công suất nhỏ hơn 3.000 m3 sản phẩm/năm trở xuống.
• Tất cả cơ sở sản xuất ván ép có công suất dưới 100.000 m2/ năm.
• Tất cả cơ sở sản xuất đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ làm từ gỗ có tổng diện tích kho bãi, nhà xưởng dưới 10.000 m2
2. Căn cứ pháp lý
• Căn cứ Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014.
• Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
• Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định và hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
3. Hồ sơ
• Giấy đăng ký kinh doanh/ giấy phép đầu tư
• Địa điểm dự án hoạt động
• Báo cáo đầu tư/ giải trình kinh tế kỹ thuật/ báo cáo nghiên cứu khả thi
• Giấy chứng nhận quyèn sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất
• Sơ đồ vị trí dự án
• Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải.
4. Quy trình thực hiện
• Bước 1: Đánh giá hiện trạng khu vực xung quan dự án như: khảo sát thu thập số liệu về qui mô dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến dự án
• Bước 2: Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt đọng của dự án
• Bước 3: Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường
• Bước 4: Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể đến các yếu tố tài nguyên và môi trường
• Bước 5: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường
• Bước 6: Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường
• Bước 7: Trình Phòng Tài Nguyên và Môi Trường nơi xây dựng dự án thẩm định và quyết định phê duyệt tùy theo loại hình và quy mô của dự án.
Công ty tư vấn Môi trường Phong Phú cung cấp các dịch vụ thực hiện thủ tục môi trường như: Đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, Báo cáo giám sát môi trường,…cũng như xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho doanh nghiệp. Nếu gặp khó khăn trong các vấn đề trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Công ty Tư vấn Môi trường Phong Phú
Phương Thanh – 0918787089
Đ/c: 217 Nguyễn Thái Sơn, Phường 7, Quận Gò Vấp
ĐT: 08.38942589-82

View more random threads: