Từ ngàn năm nay, cuộc sống của người dân Việt Nam đã găn liền với liền với cây lúa và chăn nuôi gia súc. Chăn nuôi không chỉ cung cấp phần lớn thịt tiêu thụ hàng năm, là nguồn cung cấp phân hữu cơ cho cây trồng, mà chăn nuôi còn tạo công việc có thu nhập ổn định cho người dân. Với những đặc tính riêng của nó như tăng trọng nhanh, vòng đời ngắn, chăn nuôi heo luôn được quan tâm và nó trở thành con vật không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của mọi gia đình. Trong những năm gần đây, cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu thụ thịt ngày một tăng cao cả về số lượng lần chất lượng đã thúc đẩy ngành chăn nuôi bước sang một bước phát triển mới.
Sự phát triển sản xuất ngành chăn nuôi là sự kết hợp của nhiêu khuynh hướng kỹ thuật và quản lý mới. Kết quả của xu thế đó là làm tăng cường hiệu quả sản xuất trên đơn vị lao đông và đất đai. Đồng thời, cùng với quá trình phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa với trình độ thâm canh cao là việc phất sinh các vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng. Một trong những vấn đề chưa được quan tâm giải quyết là tìm ra được những giải pháp thích hợp để hạn chế tác động tiêu cực của chăn nuôi lên môi trường . Nước thải từ các cơ sở chăn nuôi thường được thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận không quua xử lý hay xử lý chưa đtạ hiệu quả đã gây ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất trầm trọng.
Thành phần tính chất nước thải chăn nuôi: Nước thải phát sinh từ khu vực chăn nuôi heo chủ yếu là từ khâu vệ sinh heo và chuồng trại chứa phân, nước tiểu, thức ăn thừa…đặc trưng của nước thải chăn nuôi heo là chứa hàm lượng hợp chất hữu cơ, N, P cao và chứa nhiều vi rút gây bệnh như các dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh… do đó cần phải qua hệ thống xử lý nước thải nuôi heo để tránh ảnh hưởng tới môi trường và đặc biệt là cuộc sống của người dân xung quanh.
Ảnh hưởng từ hoạt động chăn nuôi đến môi trường:
• Ô nhiễm đất:
 Thay dổi cấu trúc thành phần đất cũng như hệ sinh thái đất;
 Gây thoái hóa đất và xói mòn.
• Ô nhiễm không khí:
 Gây bụi do thức ăn, vật nuôi, hệ thống chuồng trại;
 Ngành chăn nuôi chiếm 18% tổng lượng khí nhà kính toàn cầu gây hiệu ứng nhà kính, mưa axit;
 Các vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi, chất thải có thể gây bệnh cho con người.
Chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ sẽ gây mùi hôi thối.
• Ô nhiễm nước:
 Nước thải chăn nuôi chứa nhiều chất hữu cơ, chất kháng sinh, hóa chất;
 Nhiều vi sinh vật gây hại tồn tại trong nước thải chăn nuôi là E.coli, Streptpcpccus,..
 Chứa hàm lượng nitrat cao.
Hậu quả của ô nhiễm do chăn nuôi:
• Mất đa dạng sinh học: những tác động tiêu cự của ngành chăn nuôi đến môi trường đất, nước, không khí và khí hậu đã dẫn đến một kết quả tất yếu đối với hệ sinh thái Trái Đất, đó là sự suy giảm đa dang sinh học, phát triển không bền vững.
• Gây biến đổi khí hậu
• Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người
• Gây dịch bệnh cho cả người và vật nuôi.
Có thể thấy được rằng, dù mang lại lợi ích kinh tế cao nhưng ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều bất cập đặc biệt là về vấn đề môi trường. Do vậy, các trang trại, cơ sở chăn nuôi, cần có các biện pháp phòng tránh các vấn đề ô nhiễm môi trường từ hoạt động của mình. Cần thiết gây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi trước khi thải ra môi trường và cần thực hiện các thủ tục về môi trường để có thể kiểm soát cũng như khắc phục sự cố khi có các vấn đề môi trường xảy ra.
Công ty Môi trường Phong Phú
Phương Thanh – 0918787089
Đ/c: 217 Nguyễn Thái Sơn, Phường 7, Quận Gò Vấp
ĐT: 08.38942589-82

View more random threads: