Viêm amidan là bệnh có thể được hỗ trợ chữa khỏi nhờ vào việc nhận biết sớm những dấu hiệu amidan để từ đó có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời. Tất cả mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh viêm amidan, bệnh lây lan từ người này sang người khác qua các phần tử trong không khí nên chúng ta càng cần phải hiểu kỹ hơn về chứng bệnh này.


Nguyên nhân gây mắc viêm amidan là gì?

Bác sĩ cho hay: Tác nhân chính gây nên bệnh viêm amidan là do vi khuẩn, virus tấn công vào hệ hô hấp làm tổn thương niêm mạc amidan khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau rát cổ họng… Ngoài ra bệnh còn do một vài nguyên nhân yếu tố bên ngoài, bạn có thể các dấu hiệu bị viêm amidan như:

+ Do vị trí amidan ở ngã tư đường ăn và đường thở cùng với cấu trúc nhiều khe kẽ, các hốc nên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công và cư trú.

+ Do không giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa chuyển lạnh.

+ Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm chứa nhiều bụi bẩn, tạp chất.

+ Có thể là hậu quả của một vài bệnh về đường hô hấp khác như bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng…

Các dấu hiệu viêm amidan

Người bệnh có thể gặp các dấu hiệu bị amidan như sau:

+ Đau họng, rát họng: Người bị mắc viêm amidan thường có cảm giác đau rát cổ họng, khó nuốt, đau có thể lan lên tai, họng đỏ

+ Amidan sưng tấy đỏ lên

+ Sốt : Người mắc viêm amidan có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao (trên 39 oC)

+ Hạch ở dưới hàm có thể nổi lên là dấu hiệu viêm amidan rõ ràng nhất và nguy hiểm nhất.

+ Xuất hiện những cơn ho khan hoặc ho có đờm

+ Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, rối loạn giấc ngủ

+ Hơi thở có mũi hôi mặc dù đã vệ sinh thường xuyên

+ Có thể kèm theo triệu chứng đau đầu

+ Nếu là viêm amidan do nhiễm virus thì dấu hiệu viêm amidan thường nhẹ và liên quan đến cảm cúm thông thường.

+ Nếu viêm họng do virus Coxsackie thì sẽ xuất hiện những mụn phỏng mọc ở amidal và vùng vòm khẩu cái. Những mụn phỏng này sẽ vỡ trong vài ngày thành những vết loét, những vết loét này sẽ rất đau.

+ Nếu viêm họng do nguyên nhân nhiễm liên cầu, amidal thường sưng to và bị bao phủ bởi những chấm trắng kèm theo dấu hiệu như đau họng, sốt cao, miệng có mùi hôi và trong người luôn cảm thấy mệt mỏi.

Tham khảo: Những biến chứng sau khi cắt amidan

Cách phòng ngừa bệnh amidan

1. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm cho bạn có sức đề kháng tốt thì vi khuẩn rất khó có thể tấn công. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, bạn có nguy cơ bị viêm amiđan. Do đó, để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp chống viêm nhiễm, bạn cần bổ sung nhiều vitamin C vào chế độ ăn uống hàng ngày. Các loại thực phẩm giàu vitamin C gồm: xoài, cam, các loại trái cây và rau quả khác.

2. Vệ sinh răng miệng

Răng miệng vệ sinh không đúng cách cũng có thể là thủ phạm dẫn tới bệnh viêm amidan, vì khi vi khuẩn trong vòm họng phát triển thì nguy cơ làm cho amidan bị nhiễm khuẩn gây sưng viêm là chuyện rất phổ biến. Chính vì thế để phòng ngừa bệnh viêm amidan thì các bạn nên thực hiện vấn đề chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất có thể. Bên cạnh đó, để bảo đảm sức khỏe răng miệng, bạn nên tới nha sĩ kiểm tra thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để tránh xa vi khuẩn và virus gây bệnh.

3. Súc miệng thường xuyên

Do cấu trúc của amidan là nhiều hốc cạnh nên việc đây cũng là nơi cư trú và phát triển của rất nhiều vi khuẩn vì thế nên mọi người không nên bỏ qua vấn đề xúc miêng thường xuyên để làm sạch amidan bảo vệ cơ thể. Khi bắt đầu thấy xuất hiện các triệu chứng của viêm amiđan, bạn cần súc họng bằng nước súc miệng hoặc nước muối loãng ngay lập tức. Thực hiện việc súc miệng thường xuyên giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn trong miệng, nhờ thế có thể ngăn ngừa viêm amiđan. Để tăng hiệu quả thì các bạn nên pha thêm một chút muối để việc khử khuẩn được tăng cao.

Nguồn:https://khamtaimuihong.com.vn/dau-hi...nh-viem-amidan