Doanh nghiệp bất động sản mạnh dạn bung hàng, sự thay đổi của các chính sách dự án alibaba an phước và các góp ý sửa đổi Luật Đất đai là những sự kiện nổi bất trong tháng “cô hồn”. Tháng 7 âm lịch hàng năm được xem là tháng "cô hồn" của giới kinh doanh bất động sản bởi việc kinh doanh gần như đình đốn trong tháng này. Tuy nhiên, đầu tuần tháng 7 năm nay lại có sự khác biệt rõ so với năm ngoái, các doanh nghiệp địa ốc lên kế hoạch mở bán khá rầm rộ và dường như không sợ tháng đại kỵ này.


Chẳng hạn, Công ty TNHH Việt Thuận Thành mở bán block C3 thuộc căn hộ cao cấp V_Citilight với giá bán trung bình từ 20 triệu đồng/m2, cao hơn các đợt trước khoảng 1 triệu đồng/m2. Hay, sàn giao dịch bất động sản Danh Khôi mở bán khối 1 thuộc cụm Cao ốc Khang Gia, Hung Thinh Land tiếp tục mở bán dự án mới thuộc phân khúc bình dân trên đường Nguyễn Thượng Hiền, Gò Vấp.

Theo Nghị định 58/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán, các quỹ đầu tư sẽ hoạt động vào ngày 15/9. Theo Th.s Nguyễn Duy Minh Phó Tổng Giám Đốc Hung Thinh Land chia sẻ: “Đây là một tín hiệu rất tốt cho thị trường bất động sản bởi thị trường này rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Vì thế, Quỹ đầu tư đi vào hoạt động sẽ là một động lực giúp thị trường bất động sản nóng lên”.

Tuy nhiên, các quỹ đầu tư alibaba an phước cũng bị siết lại với những quy định chặt chẽ hơn như: Các quỹ phải đảm bảo tối thiểu 65% tài sản ròng phải đầu tư vào bất động sản theo quy định, Quỹ không được cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào mà chỉ được phép vay không quá 5% giá trị tài sản ròng. Đồng thời, Quỹ không được triển khai, xây dựng và phát triển dự án bất động sản. Thêm nữa, các quỹ đầu tư sẽ buộc phải giữ khoản mục đầu tư trong thời gian tối thiểu là 2 năm kể từ ngày mua.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2012 về cấp giấy phép xây dựng với nhiều quy định chặt chẽ hơn. Đáng chú ý, Nghị định quy định rằng sau 6 tháng kể từ ngày được gia hạn giấy phép xây dựng mà chủ đầu tư chưa khởi công xây dựng công trình sẽ bị thu hồi giấy phép. Thiết nghĩ, điều này sẽ hạn chế tình trạng chủ đầu tư không có năng lực triển khai, kéo dài dự án gây lãng phí đất.

Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đang tổ chức hội nghị lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý kỳ cựu đóng góp sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2003 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất; quy định minh bạch, rõ ràng hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; khắc phục các tồn tại và bất cập đang bộc lộ trên thực tế, nhất là những khiếu kiện liên quan đến đất đai.

Về việc đền bù giải tỏa, đa số giá đất đền bù để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đều được thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tự thỏa thuận lại dễ nảy sinh khúc mắc. Vì thế, nhiều ý kiến đề nghị Nhà nước thực hiện thu hồi đất đối với tất cả các trường hợp, bỏ cơ chế tự thỏa thuận nhằm tránh việc tạo ra chênh lệch giá, dẫn đến khiếu kiện.

Bộ Tài Nguyên và Môi trường cũng vừa công bố Dự thảo Luật Đất đai với 14 Chương và 190 Điều. Theo đó, thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 50 năm. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Còn thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá 50 năm.

Bên lề Hội thảo “Thị trường bất động sản - Giải pháp và cơ hội tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng” tổ chức ngày 12/9 tại Hà Nội, TS. Vũ Đình Ánh (Viện Kinh tế tài chính, Bộ Tài chính) đưa ra con số dư nợ cho vay bất động sản, cho vay xây dựng cuối năm 2011 lên tới hơn 348.000 tỷ đồng.

“Nếu tính thêm gói các ngân hàng cho vay bất động sản 20.000 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay bất động sản đã đạt tới hơn 350.000 tỷ đồng. Muốn cứu nền kinh tế, cứu doanh nghiệp, thì phải ‘tháo chốt’ từ chính tín dụng bất động sản”, ông Ánh cho biết.

Nguồn vốn mà ông Mai “trông chờ” chính là việc Chính phủ cho phép sử dụng 30.000 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương kế hoạch năm 2013 và vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2013 - 2015 trong năm 2012 nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN và kích thích tăng tổng cầu. Thứ hai là, nguồn vốn từ các ngân hàng có Lãi suất cho vay tiếp tục hạ. Báo cáo của 69 tổ chức tín dụng cho thấy, có 71% các khoản vay cũ được hưởng mức Lãi suất 15%/năm và các khoản vay mới có mức Lãi suất 10 - 15%/năm (giảm 60% so với tỷ lệ vay trước ngày 15/7/2012). Tiếp theo là nguồn vốn từ các quỹ nhà ở kích thích nguồn cầu, quỹ mở, quỹ đầu tư bất động sản.

Ông Phạm Huy Thông, Phó tổng giám đốc VietinBank cho biết, ngoài gói cho vay 5.000 tỷ đồng, từ ngày 22/8/2012, VietinBank triển khai song song gói cho vay 10.000 tỷ đồng với Lãi suất 8,95%/năm, đồng thời hạ điều kiện cho vay, tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn. Hàng loạt động thái nới tín dụng, hạ Lãi suất cũng như điều kiện vay vốn của ngân hàng, nhưng trên thực tế, phần lớn DN không tiếp cận được nguồn vốn này.

Nhìn chung, thị trường bất động sản trong tháng 7 âm lịch năm nay không quá ảm đạm như những năm trước đó. Có thể thấy các chính sách đối với thị trường này đang ngày càng hoàn thiện hơn và nếu Luật Đất đai 2003 sửa đổi được hoàn thiện sẽ góp phần làm tăng tính minh bạch cho thị trường bất động sản. Đây được xem là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của thị trường trong tương lai.

Còn theo TS. Trần Kim Chung (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), nguyên nhân chính của tình trạng này là, hệ thống ngân hàng đang tái cấu trúc. Điều này có nghĩa là, hệ thống ngân hàng cần phải có tiền để chi phí cho quá trình tái cấu trúc, vì thế, chưa thể có nhiều nguồn lực cho bất động sản.

Để giải quyết bài toán cấp vốn cho DN, nhưng vẫn đảm bảo dư nợ tín dụng ở ngưỡng hợp lý, theo TS. Trần Kim Chung, một trong những giải pháp là cần sớm triển khai ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thị trường thế chấp thứ cấp (tái thế chấp). Đây là một công cụ quan trọng để tăng luồng tiền đối với thị trường bất động sản nói chung và DN bất động sản nói riêng, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, hệ thống ngân hàng đang nắm giữ nhiều tài sản dưới dạng thế chấp, trong đó có bất động sản. Đồng thời, do các ngân hàng có các hạn mức tín dụng khác nhau và tính thanh khoản cũng khác nhau. Vì vậy, để luân chuyển luồâng tiền, cũng như các tài sản thế chấp, hệ thống thế chấp thứ cấp cần được đưa vào thực tiễn.