Nới tín dụng bất động sản, tung gói hỗ trợ hàng chục nghìn tỷ đồng, mạnh tay xử lý nợ xấu, hàng tồn kho…cùng với hàng loạt chính sách khác của dự án alibaba an phước được ban hành để hỗ trợ thị trường nhưng xem ra tảng băng bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu lung lay. Câu hỏi đặt ra là đến bao giờ các chính sách vĩ mô mới thực sự trở thành “đòn bẫy” giúp thị trường nhạy cảm này bớt khó khăn?


Thực tế cho thấy khó khăn của thị trường bất động sản đã tác động lớn đến nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế. Cục máu đông nợ xấu trong ngân hàng gần như chiếm chủ yếu trong bất động sản. Hàng tồn kho hàng trăm nghìn tỷ đồng khiến cho doanh nghiệp nợ không có khả năng chi trả. Từ đó dòng tín dụng trong nền kinh tế cũng bị nghẽn lại.

Ý thức được điều đó, từ cuối năm 2013 đến nay nhiều chính sách vĩ mô được ban hành dồn dập để hỗ trợ thị trường và tháo gỡ khó khăn dự án alibaba an phước cho doanh nghiệp, cũng như kích thích người dân mua nhà. Nghị quyết 02 được ban hành hồi tháng 1/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường bất động sản, giải quyết nợ xấu. Trong đó, Chính phủ giao cho NHNN chủ trì việc dành một lượng vốn hợp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước) hỗ trợ thị trường.

Thị trường khó khăn kéo dài những năm gần đây khiến cho cho nhiều doanh nghiệp bất động sản sống dở chết dở. Nhiều ông chủ lớn, những đại gia có tiếng trong ngành cũng ngậm ngùi nhìn doanh nghiệp mình chết chìm, tài sản đội nón ra đi. Mới đây, vị lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm của một công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đã phải kêu lên rằng nguy cơ đỗ vỡ của hàng loạt doanh nghiệp trong ngành mới chỉ bắt đầu. Theo ông nguyên nhân trực tiếp là do không bán được hàng và đằng sau đó là các chính sách hỗ trợ thị trường vẫn đang nằm trên giấy.

Khó khăn đang bủa vây doanh nghiệp bất động sản, do đó tình hình kinh tế vĩ mô và chính sách hỗ trợ thị trường chính là “điểm tựa” để thị trường bất động có cơ hội ấm lên. Song để những giải pháp hành chính thực sự trở thành “đòn bẫy” phá tan khối băng bất động sản cần phải có sự quyết liệt và tích cực của nhiều bên.

Có thể đổ lỗi do thị trường bất động sản khó khăn, việc kinh doanh ế ẩm nên nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng lao đao. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp thất bại thảm hại khi đầu tư vào bất động sản đó là do cách làm ăn chụp giật theo phong trào mà bỏ qua việc xác định chiến lược dài hạn công ty cũng như lơ là trong các lĩnh vực mà công ty ăn nên làm ra, chấp nhận vung tiền vi vu theo cuộc chơi đầu tư bất động sản.

Theo Ông Chris Brown, Giám đốc điều hành Công ty cung cấp dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn bất ổn và còn không ít rủi ro khi đầu tư. Tuy nhiên, dù bất động sản đang trong cuộc suy thoái lớn nhất, thiệt hại là điều khó tránh khỏi nhưng doanh nghiệp vẫn tìm nhiều giải pháp và nhìn được cơ hội bước ra khỏi suy thoái, thị trường sẽ được cơ cấu phù hợp và phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Đây sẽ là một cơ hội vàng cho các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn hướng về trong tương lai, ông Chris nhấn mạnh.

Mặc dù nhiều chính sách được đưa ra quyết liệt và mang tính đột phá nhằm phục hồi thị trường nhưng nhiều ý kiến cho rằng bất động sản vẫn khó khăn thì mục tiêu này vẫn chưa đến hoặc chưa trúng đích. Thực tế là nhiều chính sách bị loay hoay khi áp dụng vào thực tiễn. Điển hình như gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng những tưởng sẽ kích thích thị trường, song đến nay số người vay vốn vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Độ trễ của chính sách vĩ mô đối với thị trường bất động sản đang khiến cho cả doanh nghiệp, người dân trở nên sốt ruột hơn bao giờ hết. Trong khi hàng tồn kho không bán được, doanh nghiệp vẫn nối đuôi nhau phá sản hoặc dính líu đến pháp luật thì người dân vẫn không thể mua được nhà.

Đã có một thời thị trường bất động sản được xem là lĩnh vực đầu tư siêu lợi nhuận nên rất nhiều doanh nghiệp chen chân vào lĩnh vực này bất chấp những rủi ro đã cảnh báo trước. Điều này làm hàng loạt “ông lớn” sa lầy khi thị trường khó khăn. Khoảng năm 2007, giá nhà đất liên tục tăng khiến nhiều người nhập cuộc, trong đó có các nhà đầu tư mua gom với mục đích lướt sóng kiếm lời. Tuy nhiên đến khi thị trường rơi vào bế tắc từ năm 2008 cho đến nay đã có nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ bị thị trường đào thải vì làm ăn chộp giật, không bài bản.

Thất bại trên thị trường bất động sản, đồng thời lĩnh vực kinh doanh vận tải sa sút uy tín và thương hiệu của Tập đoàn Mai Linh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại đại hội cổ đông thường niên của công ty diễn ra hồi cuối tháng 6, Mai Linh đã thông báo kết quả kinh doanh đáng buồn với mức lỗ hơn 33 tỷ đồng trong năm 2013. Tất nhiên không thể phủ nhận hiện nay vẫn có những doanh nghiệp bất động sản sống được nhưng đa phần trong số đó chỉ tập trung một ngành bất động sản và để bán được hàng các doanh nghiệp này cũng cần phải có chiến lược bài bản cũng như xây dựng uy tín thương hiệu.

Từng gây sóng gió trên thị trường khi tuyên bố bán căn hộ Đại Thanh với giá 10 triệu đồng/m2 vẫn có lãi, mới đây Công ty Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu lại liên quan đến những “lùm xùm” xung quanh dự án VP5 Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) mà đơn vị này cũng là chủ đầu tư. Dự án này đã bị Sở Xây dựng Hà Nội đình chỉ thi công vào tháng 5/2013 do chưa đáp ứng đầy đủ cơ sở pháp lý mà vẫn tiếp tục thực hiện và rao bán căn hộ không đúng quy định của pháp luật. Nhưng đầu tháng 7/2013, công ty này lại tiếp tục chào bán các căn hộ. Đáng chú ý, người mua nhà muốn sở hữu được căn hộ này phải thông qua “cò” với mức chênh lệch hàng trăm triệu đồng so với giá mà chủ đầu tư đưa ra.