Ngọ Môn là hình ảnh gắn liền với đất cố đô Huế, mặc nhiên là như vậy. Đó là một kiến trúc đặc sắc có giá trị trên nhiều phương diện. Cùng với cầu Trường Tiền, Kỳ Đài, tháp chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn là hình ảnh tiêu biểu nhất mang tính biểu tượng của thành phố Huế, của quần thể di tích cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới.

Kinh Thanh Hue là cổng chính phía nam của Hoàng Thành (còn gọi là Đại Nội) – Kinh Thành Huế, cũng được coi là bộ mặt của Hoàng Thành và vương triều phong kiến. Ngọ Môn được xây dựng dưới thời Vua Minh Mạng - vua thứ 2 của nhà Nguyễn. Trải qua hơn 180 năm với những tác động của thời gian, thiên nhiên - khí hậu miền trung khắc nghiệt, và cả khói lửa chiến tranh; nhưng Ngọ Môn vẫn tồn tại và đứng vững tới ngày hôm nay để trở thành một biểu tượng của xứ Huế.


Năm 1833, trong công cuộc quy hoạch xây dựng, nâng cấp tổng thể Hoàng cung, Vua Minh Mạng đã cho xây dựng Ngọ Môn - cổng chính phía nam Hoàng Thành. Tại vị trí này trước có kiến trúc Nam Khuyết Đài, được xây dựng dưới thời Vua Gia Long; trên đài có điện Càn Nguyên, hai bên có hai cửa là Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn. Tất cả các kiến trúc này đã bị triệt giải để xây dựng Ngọ Môn.
Về tính chất, Ngọ Môn là cổng chính của Hoàng Thành, cũng là hướng chính – phía nam trên phương diện Dịch học. Theo Kinh Dịch, vua luôn ngồi quay mặt về hướng nam để trị thiên hạ. (hướng nam được hiểu rộng là từ đông nam đến tây nam). Chính vì vậy, toàn bộ Kinh Thành, Hoàng Thành được quy hoạch xây dựng theo nguyên tắc “tọa càn hướng tốn” (tây bắc – đông nam). Hướng này cũng được coi như hướng bắc – nam.
=>> Xem thêm: kinh nghiệm du lịch huế

Ngọ Môn nằm ở phía nam so với vị trí trung tâm là ngai vàng ở điện Thái Hòa trong Hoàng Thành. Về quy mô, Ngọ Môn cũng là cổng thành lớn nhất trong 4 cổng Hoàng Thành. Căn cứ trên la kinh (la bàn) của địa lý phong thủy Đông phương, thì phía nam thuộc hướng “ngọ” trên trục “tý - ngọ” (bắc - nam). Cái tên Ngọ Môn xuất phát từ đó, mang ý nghĩa về không gian, phương hướng; chứ không phải nghĩa về thời gian. Là cổng chính nhưng Ngọ Môn không được sử dụng nhiều vì mang tính nghi thức rất cao. Xưa kia cổng thường đóng kín, chỉ mở trong những dịp đặc biệt như khi Vua ra vào Hoàng Thành có đoàn ngự giá, hay trong những dịp tiếp đón sứ thần ngoại quốc quan trọng của Hoàng Cung.

Đến Kinh Thành Huế thì Ngọ Môn là một địa điểm khám phá không thể bỏ qua. Du khách cũng có thể check-in những bức ảnh kỉ niệm khó quên với mảnh đất cố đô.

View more random threads: