Trong nửa năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BĐS) bắt đầu có dấu hiệu ấm dần lên, một phần trong đó là nhờ các doanh nghiệp đã có động thái tích cực trong việc kích cầu bằng việc giảm giá, xây dựng phù hợp với nhu cầu người dân. Bên cạnh đó, một loạt căn hộ thuộc dự án alibaba an phước được xây dựng với ưu điểm là giá thành rẻ, gần khu trung tâm đã trở thành một loại mặt hàng "bán chạy" được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có nhiều ý kiến lo ngại về CCMN bởi có sự bất ổn về thủ tục pháp lý, hạ tầng xã hội-hạ tầng giao thông; hiểm họa cháy nổ và quan trọng hơn là mập mờ trong việc tính diện tích sử dụng.


Tuy nhiên, khác với các loại hình chung cư thương mại hay nhà ở xã hội, theo Nghị định 71/2010/NĐ-CP và Thông tư 16/2010/TT-BXD quy định việc mua bán các căn hộ của CCMN không cần phải qua sàn giao dịch BĐS mà chỉ cần ra công chứng. Thế nhưng, cơ quan công chứng chỉ công chứng định vị vị trí ngôi nhà tại khu CCMN được đem ra mua bán mà thôi. Như vậy, hợp đồng mua bán căn hộ này mang tính rủi ro rất cao. Nhưng do được bán với giá rẻ, phù hợp nên nhiều người vẫn quên đi mối nguy hiểm rình rập này mà đổ tiền vào những dự án CCMN.

Định kiến với nhà TĐC (về chất lượng công trình, hạ tầng xã hội) đến nay vẫn chưa suy chuyển, bởi thực tế đáng buồn liên quan tới những công trình này. Điển hình, sự than thở của nhiều cư dân sinh sống ở KĐT Nam Trung Yên nhiều năm nay. Những tưởng chuyển về một khu khang trang, rộng rãi (đến mức không có cả chợ, trường học, trạm xá), giấc mơ an cư đã trọn. Nhưng niềm vui "ngắn chẳng tày gang": đang ăn cơm, cả mảng vữa trên trần rơi xuống, tường nứt toác, hệ thống điện nước phập phù… Có lẽ vì thế mới phát sinh những mặt trái trong sử dụng quỹ nhà này.

Xuất hiện trên thị trường BĐS vào năm 2005, cho đến nay, đất nền giá rẻ đã tạo nên cơn sốt thật sự dù thị trường đang trong tình trạng đóng băng. Bởi lẽ, với giá thành chưa tới 1 tỷ đồng/căn với 2 phòng ngủ, 1 phòng khách và thủ tục nhanh gọn, CCMN đã là lựa chon tối ưu trong thời kì kinh tế khó khăn. Nhưng có một điều bất cập rằng, với việc thủ tục nhanh gọn, người mua luôn lo lắng về việc thủ tục pháp lý của CCMN có được công nhận hay không.

Cho tới khi có quá nhiều công trình CCMN được xây dựng, vào giữa năm 2013, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong đó có quy định về cấp sổ đỏ cho CCMN. Theo đó, sổ đỏ được cấp nếu CCMN bảo đảm các tiêu chí: nhà ở do hộ gia đình, cá nhân xây dựng có từ 2 tầng trở lên. Mỗi tầng có từ hai căn hộ và mỗi căn được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín (có phòng ở, bếp, nhà vệ sinh với diện tích sàn xây dựng tối thiểu là 30m2 và đáp ứng các quy định về nhà chung cư theo quy định tại điều 70 Luật Nhà ở). Căn hộ của nhà CCMN được xây dựng theo giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền cấp, đảm bảo quy chuẩn xây dựng theo quy hoạch 1/500 hoặc quy hoạch xây dựng đô thị. Chủ đầu tư CCMN sẽ thay mặt các hộ gia đình, cá nhân mua căn hộ CCMN làm thủ tục giấy chứng nhận quyền sở hữu các căn hộ.

Không phải gia chủ nào đang sinh sống ở các khu TĐC cũng có sổ hồng căn hộ dù đã trả đủ tiền cho Nhà nước. Bởi đủ tiêu chí mua sở hữu, những người này mới chỉ chắc suất TĐC và được bốc thăm căn hộ. Theo nguyên tắc, họ chỉ được bàn giao căn hộ đó nếu thanh toán đầy đủ nghĩa vụ tài chính với cơ quan quản lý (có khả năng trả góp).

Đương nhiên, luật cũng cấm hoàn toàn việc mua bán, trao đổi, cho thuê nhà TĐC. Tuy nhiên, đó là…trên giấy tờ. Còn thực tế lại cho thấy nhan nhản những lời rao bán, nhượng suất mua với giá chênh 300-600 triệu đồng trên khắp các diễn đàn, website môi giới. Sau khi khu TĐC Nam Trung Yên hé lộ những bất cập, dấu hiệu sai phạm trong quản lý, sử dụng quỹ nhà, hàng loạt các công trình cùng loại (N4A, N4B, N4C Lê Văn Lương, KĐT Trung Hòa – Nhân Chính) bỗng nhiên được rao bán rầm rộ.

Theo cách thức này, người bán và người mua chỉ gặp nhau ở phòng công chứng ký tên, ủy quyền. Còn lại, do trung gian môi giới "chắp nối". Bên bán (chủ gốc) sẽ viết ủy quyền cho người mua để người mua có quyền thay mặt họ đóng tiền trả góp cho Nhà nước. Khi thanh toán trọn vẹn, chủ gốc lúc đó mới thực sự có quyền sở hữu nhà, sau đó mới… sang tên lại cho người mua.