Nâng mũi tuy được đánh giá là phương pháp làm đẹp an toàn, nhưng đã có một số trường hợp đáng tiếc xảy ra biến chứng. Những biến chứng đó là gì và do đâu?
Nhiễm trùng
Khi nhiễm trùng, mũi sẽ bị sưng đau, đỏ, viêm, sau đó tiết mủ và có thể bị sốt ngay sau tuần đầu phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm:
· Khái niệm nang mui s line la gi?
· Thực sự nâng mũi s line có đau không?
Sụn nâng mũi khi đưa vào trong mũi, dù tốt và đắt đến đâu, cũng là dị vật và có nguy cơ nhiễm khuẩn cao nếu người làm đẹp không biết cách chăm sóc và giữ gìn.
Nhiều người sau khi nâng mũi không tuân thủ cách chăm sóc như chỉ dẫn của bác sĩ, nếu khiến vết khâu trong mũi bị thấm nước; hoặc thường xuyên đưa tay vào mũi. Ngoài ra, không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi, việc không đeo khẩu trang khi ra ngoài đường hoặc hít phải hóa chất độc hại sau phẫu thuật cũng rất dễ làm cho vết khâu bị nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, mũi có thể nhiễm trùng sụn nhân tạo gây phản ứng phụ. Trong trường hợp đó, bệnh nhân phải được chỉ định lấy sụn ra khỏi mũi và tiến hành các biện pháp sát trùng và chỉ nên làm lại mũi sau 6 tháng.
Cong vẹo
Đây là những rủi ro thường gặp nhất sau khi nâng mũi. Nguyên nhân do bác sĩ phẫu thuật đặt sụn không đúng vị trí, khiến sống mũi bị lệch hoặc miếng độn không bám chắc vào xương. Những chiếc mũi có cấu trúc xương gồ, không thẳng, có sự co kéo bất thường của mô khi bao bồi quanh sụn cũng khiến mũi dễ bị vẹo, lệch sau phẫu thuật.
Ngoài ra, những tác động quá mạnh lên vùng mũi khi mới nâng, sẽ khiến mũi dễ bị biến dạng. Sau phẫu thuật mũi, chỉ nên lau mặt thật nhẹ nhàng, tránh làm những việc quá nặng, tránh va chạm.
Thủng đầu mũi
Thủng đầu mũi xảy ra khi miếng độn đặt trong mũi quá dài, làm căng da đầu mũi, khiến mũi bị đâm thủng. Việc sử dụng chất liệu độn không đảm bảo chất lượng cũng có nguy cơ gây thủng đầu mũi.
Với những trường hợp này, nếu người bệnh không đi phẫu thuật lấy miếng độn ra ngay, rất dễ dẫn tới hoại tử đầu mũi. Nếu xử lý sớm, bác sĩ sẽ lấy miếng độn cũ ra rồi đặt lại miếng độn mới, nhưng nếu da đã bị hoại tử thì chỉ có thể lấy miếng độn ra mà không thể đặt lại cái mới ngay được.
Lộ sống và ửng đỏ đầu mũi
Nguyên nhân lộ sống là do đặt sụn quá cao so với mũi nguyên thủy hoặc do da mũi quá mỏng mà lại nâng sống quá cao. Hiện tượng đỏ da đầu mũi có thể vì chất liệu độn đặt quá nông, sát với da, gây tăng sinh mao mạch dưới da. Ngoài ra việc cơ thể có phù hợp với mảnh ghép đặt vào hay không cũng quyết định chất lượng phẫu thuật.
Để hạn chế biến chứng này, bác sĩ sẽ phải gọt giũa vật liệu độn thật kỹ và cân nhắc việc nâng độ cao của mũi sao cho phù hợp với gương mặt.
Như vậy, để tránh những biến chứng không đáng có sau khi nâng mũi, bạn cần thực hiện tại địa chỉ thẩm mỹ tin cậy với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên mon và giàu kinh nghiệm. Đồng thời, việc chăm sóc sau khi nâng mũi là vô cùng quan trọng và bạn cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.