Cũng giống như hoạt động của những chiếc bơm tay xe đạp, đầu phun máy in có một thanh trục ép khí chính. Vì vậy khi không bơm được thì dễ dàng phát hiện ra nguyên nhân chính là do đường khí không thông hoặc hỏng trục ép khí. Tuy nhiên, nguyên lý hoạt động của đầu phun vẫn phức tạp hơn nên nguyên nhân cũng rất nhiều.

CÁC NGUYÊN NHÂN KHIẾN ĐẦU PHUN CỦA MÁY IN BỊ TẮC:
1. Mực in: sau một thời gian dài sử dụng thì mực in sẽ đong lại ở đầu phun và tích tụ dần. Đến một mức nào đó thì nó sẽ bịt kín đầu phun. Đây cũng là tình trang thường xuyên gặp ở các dòng máy in. Chất hòa tan trong nước mực phải được bay hơi hết để làm khô bề mặt in, do đó mà mực in cũng được xem là chất lỏng bay hơi. Khi in, mực bị khô và sẽ đọng lại một ít trên bề mặt lỗ phun, chính hiện tượng này xảy ra lâu ngày và mực khô sẽ tích tụ lại dần dần làm lỗ phun bị nhỏ đi và bịt kín. Cách khắc phục cũng khá đơn giản, bạn có thể vệ sinh đầu phun thường xuyên để tránh mực bị tắc.

2. Card tinh thể điện ấp bị ư: Thường thì những card tinh thể này có thể sử dụng trọng khoảng 1 năm nhưng nếu máy thường xuyên hoạt động, cường độ làm việc cao thì nó không sử dụng được đến 1 năm cũng là chuyện bình thường. Khi card tinh thể này hỏng hóc thì đầu phun cũng không thể phun ra mực được.

3. Card tinh thể áp điện quá tải: nếu bạn gặp tình trạng đầu phun lúc ra mực, lúc không, đặc biệt là khi cần in với lượng mực nhiều (khi cần in đậm chẳng hạn) thì bạn sẽ thấy rõ tình trạng này nhất. Các tốt nhất là thay đầu phun mới để khắc phục tình trạng đầu phun của máy in bị tắc mực.

4. Lưới lọc trong đầu phun bị tắc: các đầu phun đã sử dụng lâu ngày những mực in trong đó lâu không được lưu chuyển sẽ khiến mực dễ bị dính vào lưới lọc và các vách đầu phun, làm cho diện tích di chuyển của mực in nhỏ đi gây nên tình trạng không thể phun ra mực. Những thiết bị chuyên dụng hiện nay tại Cường Phú sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

5. Độ dính của mực không phù hợp: độ dính của mực in quá cao sẽ khiến tính lưu động của mực in thấp, nếu quá lỏng sẽ rất dễ xảy ra tình trạng hút không khí vào, tinh thể điện áp sẽ không thể hút được mực in, đầu phun phun ra chỉ toàn là không khí. Nguyên nhân kể trên có thể khiến đầu phun không thể phun ra mực, vì thế các nhà cung cấp đã khuyên khách hàng nên để mực in tại môi trường sử dụng ít nhất 24giờ trước khi sử dụng máy in phun. Vì nhiệt độ thấp thì độ dính của mực in tăng cao, ngược lại khi nhiệt độ cao thì độ dính của mực in sẽ giảm, và độ chênh lệch này là khá lớn cho nên khi chúng ta sử dụng 2 loại mực có sự chênh lệch về độ dính chung với nhau, thì rất dễ xảy ra hiện tượng đầu phun không phun ra mực.