Một năm 2017 gần qua đi để bước sang năm 2018, nhìn nhận những gì đã xảy ra trên thị trường bất động sản năm qua nhiều chuyên gia dự báo năm 2018 sẽ xuất hiện cú hích về thị trường vĩ mô và có nhiều rủi ro về lựa căng tín dụng.
Thị trường “ mở” với cú hích vĩ mô

Đánh giá về sự phát triển về thị trường bất động sản trong thời gian qua, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng của viện kinh tế Việt Nam đã cho rằng những tín hiệu vĩ mô đang trở thành một động lực quan trọng để có thể thúc đẩy nhanh thị trường.

Với sự tăng trưởng GDP tốt và ổn định, vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong đó tỷ trọng đầu tư vào bất động sản lớn là một bệ phóng cho thị trường. Đặc biệt, các đặc khu kinh tế mới đang xúc tiến thành lập sẽ tạo sức hút mới cho thị trường, nhất là kênh bất động sản nghỉ dưỡng ở khu vực Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong.

Ông Thiên cũng đánh giá cao vai trò của kính tế tư nhân trong lĩnh vực thiết lập mặt bằng ở các độ thị lớn hay khu vực mới nổi. Chính phủ cũng có nhiều chính sách khuyến khích cho nhiều doanh nghiệp, lĩnh vực của bất động sản được hưởng.
Phó cục trưởng Cục quản lí nhà và thị trường bất động sản, ông Nguyễn Mạnh Khởi đã nhận định rằng giai đoạn sắp tới sẽ là thời cơ của thị trường nói chung và nhiều doanh nghiệp bất động sản nói riêng vì có nhiều chính sách vĩ mô sẽ có thay đổi lớn thông thoáng hơn.

Theo luật đất đai đang được nghiên cứu để sửa đổi với những cơ chế mới. Ví dụ như cho phép các doanh nghiệp cũng đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để hoàn thành các khu công nghệ cao. Luật đầu tư cũng đang nghiên cứu để sửa đổi để có thể giảm bớt điều điện đầu tư kinh doanh hay chính sách cho người nước ngoài và sở hữu nhà ở.
Xem thêm:
Điều chỉnh dòng chảy tín dụng vào bất động sản
Tài chính BĐS: Tín dụng vay bất động sản tăng trưởng chậm

Không có bong bóng nhưng lo “ lực căng” tín dụng

Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi cho biết điểm sáng đầu tiên có thể thấy trên thị trường đó là tồn kho bất động sản đang trên đà giảm giá. Đến cuối tháng 11/2017 tồn kho BĐS giảm còn hơn 25.700 tỷ, con số 102.800 tỷ đồng trong quý 1/2013, lượng tồn kho đã giảm 80%. Cũng trong tháng 11 thì theo thống kê Tp Hồ Chí Minh đã có 1.600 giao dịch, tăng 3,2%, còn ở Hà Nội có 1.400 giao dịch, bằng với tháng 10.

“Trong tháng qua, có xuất hiện nhiều hiện tượng nóng tại các địa bàn như sân bay Long Thành hay ở Củ Chi, Hóc Môn. Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh và địa phương đang cang thiệp để không xảy ra hậu quả xấu”, Ông Khởi nhận định.
Đối với chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu thì có nhận định thị trường bất động sản đang có những tín hiệu tốt. Tuy nhiên vẫn còn có tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là với phân khúc căn hộ cap cấp, biệt thự, liền kề. Với loại hình Condotel chưa có pháp lí rõ ràng nhưng lại đang gia tăng giá trị ảo dựa trên những cam kết của chủ đầu tư về lợi nhuận đến gần 10%.

Ông Hiếu cũng đưa ra mối lo ngại khác, đó là sự tăng trưởng tín dụng bất động sản ngày càng gia tăng, đang ngày càng “ phình to”. Theo thống kê của ngân hàng nhà nước cho thấy kênh bất động sản đang chiếm đến 15% tổng dự nợ tín dụng. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 21% cho đến năm 2017 nghĩa là dòng tiền có thể chảy vào bất động sản sẽ lớn hơn.

Để dẫn đến con số tăng trưởng 59% tăng trưởng tín dụng tiêu dùng, thực chất có đến 52,9% là tiêu dùng cho bất động sản. Các chuyên gia nhận định đây là mức tăng trưởng có dấu hiệu mang rủi ro cho thị trường. Bên cạnh đó, lãi suất huy động thậm trí có chiều hướng gia tăng và nhiều ngân hàng thương mai có tín hiệu để đẩy tín dụng ra ngoài rất mạnh và đổ nhiều vào kênh bất động sản với nhiều rủi ro, điển hình như nợ xấu trong tín dụng.

“ Chúng tôi sẽ đề xuất chính phủ kiến tạo thì cần đẩy mạnh minh bạch và ngoài tín dụng thì những tín tức bất động sản, vùng đất, vùng giá cả và nhiều yếu tố liên quan đến bất động sản đều đang được làm rõ. Nếu cứ mập mờ thì tăng trưởng sẽ là tăng trưởng ảo, rất nguy hiểm với sự phát triển của thị trường.”