Tưởng chừng khó khăn do thay đổi nội tiết chỉ diễn ra trong thời gian có thai nhưng không, nó vẫn sẽ còn làm phiền người mẹ ngay cả sau khi bé đã ra đời. Một trong những rắc rối dễ gặp nhất là biểu hiện mề đay mẩn ngứa sau sinh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, những dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh nhé!

Nguyên nhân làm hình thành căn bệnh nổi mề đay sau sinh

Nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện triệu chứng nổi mề đay sau sinh chính là những biến đổi nội tiết của cơ thể người mẹ bắt đầu từ ngày đầu mang bầu.

Ngoài ra, những thay đổi thực đơn, tập luyện, nghỉ ngơi cũng sẽ tác động không nhỏ đến tình trạng này.

Thêm vào đó, sức đề kháng của mẹ sau khi sinh còn yếu, do đó cơ thể rất dễ phản ứng thái quá trước những tác động bên ngoài môi trường, dẫn đến biểu hiện nổi mề đay.

Những vị trí dễ nổi mề đay ở bà bầu

Phụ nữ sau khi sinh bị nổi mề đay có thể thấy các nốt mẩn ngứa tại bất cứ vị trí nào ở trên cơ thể, thậm chí là ở cả cơ quan sinh dục. Chúng phồng lên rõ rệt so với mặt bằng chung của da, tạo thành từng u cục hay dạng tảng giống như bản đồ, gây cảm giác ngứa ngáy, khi gãi nhiều thì có cảm giác bỏng rát rất khó chịu.

Không giống với viêm da dị ứng, những nốt mề đay nhanh chóng lặn sau 24 giờ mà không còn dấu vết gì. Nhưng sau đó không lâu, nó sẽ tái phát trở lại cùng với các triệu chứng không mấy thay đổi.

Mề đay mẩn ngứa sau khi sinh sẽ không lây từ mẹ sang em bé thông qua quá trình tiếp xúc thường xuyên, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sữa của người mẹ, từ đó ảnh hưởng không tốt đến em bé.

Một số phương pháp điều trị nổi mề đay sau sinh hiệu quả cao

Với phụ nữ sau khi sinh, việc dùng thuốc rất khó khăn bởi vì các chất có trong thuốc điều trị có khả năng đi vào cơ thể em bé qua đường bú rồi tác động đến hệ thống thần kinh vô cùng nguy hiểm. Do đó, để có thể biết nên sử dụng thuốc gì và liều lượng như thế nào, bạn buộc phải có sự tư vấn của bác sĩ.

Tuy nhiên, có một số phương pháp giảm mẩn ngứa vì nổi mề đay sau khi sinh khá dễ dàng mà chúng ta có thể tự thực hiện tại nhà. Phòng khám da liễu đông phương xin gợi ý một số cách để chị em tham khảo.

– Chườm nóng: Đây là cách làm giảm ngứa rát tức thì vô cùng hiệu quả mà mẹ sau khi sinh nên thử. Khi cơn mẩn ngứa kéo đến, các mẹ có thể nhanh tay rang một ít muối hạt, sau đó bọc vào trong túi vải rồi chườm lên da. Lưu ý chỉ chườm nhẹ nhàng, không được chà xát vì có thể khiến da bị tổn thương.

Nếu trong nhà có sẵn túi chườm nóng, mẹ cũng có thể sử dụng luôn hoặc nhúng khăn vào nước nóng rồi vắt sạch cũng có thể dùng được.

– Trà hoa cúc: Nước trà được dùng để uống khi còn ấm nóng, còn bã trà tận dụng để đắp lên da sẽ giảm mề đay mẩn ngứa sau sinh rất tốt. Hơn nữa, uống trà hoa cúc còn làm đẹp da, đẹp dáng, giảm stress và tình trạng táo bón.

Ngoài trà hoa cúc thì các bạn cũng có thể sử dụng trà cam thảo táo gai, chè đen, trà bạc hà, bạch trà cũng rất tốt.

– Tắm, xông hơi bằng nước thảo dược: Bởi vì lúc bị nổi mề đay, làn da của chị em đã rất nhạy cảm rồi nên chú ý chỉ để nước ấm vừa đủ, tránh dùng nước quá nóng sẽ có thể gây bỏng da.

Nếu như gia đình có những loại thảo dược như lá bạc hà, sả, tía tô, gừng, lá bưởi, ngải cứu… các bạn có thể cho vào nồi đun sôi với nước sạch. Lúc nước vẫn còn nóng thì dùng để xông hơi, đến khi nước nguội bớt thì dùng để tắm.

– Đắp mướp đắng: Lấy quả mướp đắng bỏ ruột, giã nhỏ sau đó đắp lên chỗ bị mề đay sau sinh, da sẽ bớt nóng, ngứa rát. Không những thế, cũng có thể thái lát quả mướp đắng đun sôi với nước để tắm như các loại thảo dược thông thường.

– Ăn kiêng: Phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay không nên ăn tôm cua, ghẹ, sò, thịt đỏ, thức ăn cay nóng, mỡ động vật, đồ ngọt và đồ ăn mặn bởi nó gây phản ứng viêm, làm tăng tình trạng ngứa rát trên da.

– Ngồi ở nơi mát mẻ, hạn chế để cơ thể bị đổ mồ hôi. Tuy nhiên không nên để nhiệt độ quá thấp hoặc để quạt phả thẳng vào mặt.

– Sử dụng lá nhọ nồi: Bản thân lá nhọ nồi rất mát, vẫn được nhiều người sử dụng để làm thuốc thanh nhiệt, giải độc. Nếu như muốn dùng lá này để chữa mề đay, chị em nên rửa sạch, giã nhỏ lấy nước uống. Dùng phần bã đắp hoặc xoa nhẹ nhàng lên da.

Để có thể phòng tránh bệnh nổi mề đay sau sinh, chị em hãy thực hiện tiêm phòng trước khi có ý định mang thai 3 tháng, việc này không chỉ làm giảm tỉ lệ bị nổi mề đay sau khi sinh mà còn bảo vệ mẹ và em bé trong suốt 9 tháng thai kỳ.

Nếu có thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết, các bạn có thể gọi điện đến đường đây nóng 0988.111.497 để được giải đáp trực tiếp, cụ thể và chính xác nhất.