Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi. Do đây là giai đoạn trẻ còn nhỏ, sức đề kháng vẫn còn yếu do sự đề kháng tự nhiên của mẹ truyền sang bé đã giảm xuống mà hệ miễn dịch của bé vẫn chưa hoàn thiện. Vì vậy, việc chăm sóc bé bị sốt phát ban cần được đặc biệt quan tâm và chú ý.


1/ Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ
Sốt phát ban là bệnh lý rất dễ lây nhiễm, là là trong môi trường tập thể như nhà trẻ, trường mẫu giáo,... vì bệnh này có thể lây qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi,...

Bệnh sốt phát ban là bệnh mà trẻ thường mắc phải, khi bị bệnh trẻ hay có dấu hiệu bị sốt, dấu hiệu bị sốt sẽ giảm dần khi người bé xuất hiện những vết phát ban, lan ra toàn thân. Tùy thuộc vào virut gây bệnh: chăm sóc bé bị rối loạn tiêu hóa

Nếu là sốt phát ban Rubella (Ban đào):
Nếu là virut này thì ban đầu các nốt sẽ xuất hiện ở mặt bé, sau đó lan dần xuống chân (khoảng 3 ngày), các nốt này sẽ xuất hiện dày hơn, có màu hồng, đào, và kèm theo đó là có thể nổi hạch ở cổ bé, đối với phát ban Rubella trẻ thường sốt nhẹ, không gây nguy hiểm cho con.


Nếu là phát ban sởi:
Nếu là phát ban này thì ban đầu trẻ sẽ sốt cao, sau đó giảm dần khi các nốt sẩn đỏ xuất hiện. Chúng sẽ xuất hiện ở mặt, sau đó lan xuống ngực, bụng rồi toàn thân. Khi bệnh khỏi, các nốt mẩn đỏ cũng sẽ biến mất theo thứ tự chúng xuất hiện. Ban sởi có màu đỏ, như rôm, khi biến mất vùng da đó sẽ bị thâm, ngoài ra, bệnh sốt phát ban còn có một số triệu chứng đi kèm như chảy nước mũi, ho hay bé bị đỏ mắt.

2/ Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban ngay tại nhà
Hạ sốt cho trẻ: Để chăm sóc cho trẻ bị sốt phát ban, mẹ cần phải hạ sốt cho trẻ đúng cách. Nếu trẻ sốt từ 38 độ C thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt loại paracetamol với liều lượng 10-15 mg/kg cân nặng của con. Lau mát cho con bằng nước ấm khi cần thiết để tránh biến chứng của sốt dẫn đến co giật ở trẻ.