Hỏi: Công ty chúng tôi và doanh nghiệp X có ký kết với nhau một hợp đồng mua bán xi măng với tổng giá trị là 700 triệu đồng. Công ty chúng tôi đã cung cấp đầy đủ đơn hàng theo điều khoản trong hợp đồng, tuy nhiên doanh nghiệp X chỉ mới thanh toán cho chúng tôi 400 triệu đồng. Số tiền nợ trong suốt hơn 1 năm nay vẫn chưa được thanh toán dù công ty chúng tôi đã đòi nợ doanh nghiệp X nhiều lần. Hiện nay doanh nghiệp X đang gặp khó khăn về tài chính và rơi vào tình trạng phá sản.
===>>> dịch vụ đòi nợ
Vậy tôi muốn hỏi là liệu công ty chúng tôi có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản để thu hồi nợ doanh nghiệp mà bên phía doanh nghiệp X đang nợ chúng tôi hay không? Nếu được thì chúng tôi có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản này tại đâu? Và liệu khi tiến hành mở thủ tục phá sản này chúng tôi có được thanh toán 100% công nợ không vì khoản nợ 300 triệu còn lại của chúng tôi nhỏ hơn rất nhiều so với tổng tài sản còn lại hiện có của doanh nghiệp X? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, điều đầu tiên chúng tôi xin cảm ơn bạn vì đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn luật đến Bộ phận luât sư tư vấn pháp luật của công ty DFC. Về những thắc mắc của bạn, đội ngũ luật sư của chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và xin được tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý: Luật phá sản năm 2014.


Quyền yêu cầu mở thủ tuc phá sản

Căn cứ vào quy định tại Điều 5 Của Luật Phá sản năm 2014 thì người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán; chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm; người lao động; công đoàn cơ sở; chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước; cổ đông công ty cổ phần; thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã; hoặc thành viên hợp danh công ty hợp danh và có căn cứ chứng minh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Như vậy, khi đã có những căn cứ rằng doanh nghiệp X lâm vào tình trạng phá sản thì công ty của bạn hoàn toàn có quyền làm đơn gửi Tòa Án yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp X.

Thẩm quyền giải quyết đối với yêu cầu tuyên bố phá sản

Căn cứ theo quy định tại điều 8 Luật phá sản quy định về thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân, ta có các cơ quan có thẩm quyền xử lý như sau:

1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (còn được gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với các doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký kinh doanh, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh quản lí và thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Vụ việc phá sản có tài sản liên quan ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

b) Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán cho các chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán nhưng sở hữu bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền xử lý của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (còn được gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết bởi tính chất phức tạp của vụ việc.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố do tỉnh đó quản lý và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.

Căn cứ vào thẩm quyền đã được đề cập ở trên, công ty bạn có thể lựa chọn và nạp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại cơ quan tòa án phù hợp nhất.

doinodoanhnghiepbiphasan2

Thứ tự ưu tiên thanh toán, trả nợ khi tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Căn cứ các quy định của Luật phá sản năm 2014, khi doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản và chủ nợ muốn thu nợ doanh nghiệp thì trước tiên chủ nợ cần phải có tên trong danh sách chủ nợ muốn đòi nợ doanh nghiệp.

Theo điều 54 của Luật Phá sản, trường hợp Thẩm phán ra các tuyên bố quyết định phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã xét xử được phân chia theo thứ tự sau:

- Chi phí phá sản;

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc đối với người lao động, những quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã được ký kết;

- Khoản nợ phát sinh sau khi đã mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ.

Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ đòi nợ doanh nghiệp theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều sẽ được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thực hiện việc thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ sẽ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ. Đây là điểm mà bạn nên nắm rõ trong trường hợp doanh nghiệp X bị tuyên bố phá sản.

Công ty bạn cần lưu ý thêm là trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng có quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản, các chủ nợ, tức là công ty bạn phải gửi giấy đòi nợ doanh nghiệp cho Toà án, trong đó nêu cụ thể các khoản nợ đang có, số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có sự bảo đảm và không có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả (cụ thể ở đây là doanh nghiệp X). Kèm theo giấy đòi nợ là các tài liệu chứng minh về các khoản nợ mà doanh nghiệp X nợ công ty bạn. Hết thời hạn này các chủ nợ ( công ty của bạn) không gửi giấy đòi nợ doanh nghiệp đến Toà án thì ẽ được coi là từ bỏ quyền đòi nợ. (Điều 51 Luật Phá sản).

Bạn nên tham khảo thêm các điều luật của Luật Phá sản 2014 để nắm rõ thêm các quy trình, thủ tục cũng như các quyền, nghĩa vụ mà công ty bạn sẽ có nếu tiến hành yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp X.

Trên đây là những giải đáp mà Công ty cổ phần dịch vụ tài chính và xử lý nợ DFC gửi đến bạn. Hi vọng những tư vấn trên đây đã góp phần giải quyết những vấn đề về thu hồi nợ doanh nghiệp mà quý công ty đang gặp phải. Chúc quý khách nhanh chóng giải quyết được những vấn đề phức tạp về tài chính đang gặp phải.

Khách hàng mong muốn có những giải đáp và tư vấn rõ hơn về lĩnh vực tài chính và xử lí nợ cũng như muốn tìm cách giải quyết món nợ nhanh chóng hơn, hãy gọi đến số: 1900 6213 - Tổng đài thu nợ trực tuyến của Công ty cổ phần dịch vụ tài chính và xử lí nợ DFC hoặc đến trực tiếp công ty theo địa chỉ dưới đây:

Địa chỉ: Cổng Chợ Mơ, Xã Vạn Thắng, H. Ba Vì, TP. Hà Nội.

VPGD1: Cổng Trường Đại Học Kiểm Sát Hà Nội, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

VPGD2: Tầng 12b05, Tòa nhà CT1, KĐT Văn Khê, P. La Khê, Q.Hà Đông, TP. Hà Nội
===>>> cách đòi nợ hiệu quả
Với bề dày hơn12 năm kinh nghiệm, Công ty cổ phần dịch vụ tài chính và xử lý nợ DFC đã xây dựng một đội ngũ cán bộ, chuyên gia giàu kinh nghiệm bao gồm những Tiến sĩ, Thạc sĩ, Luật sư hoạt động lâu năm trong lĩnh vực pháp luật xử lý nợ, thu hồi nợ. DFC và đội ngũ sẽ luôn sẵn sàng can thiệp kịp thời, tháo gỡ nhanh chóng những vướng mắc trên, giúp quý khách hàng sớm đòi lại được quyền lợi chính đáng đã bị xâm phạm.