Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ song cha mẹ cần xử lý và chăm sóc trẻ nôn trớ đúng cách tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Ở trẻ nhỏ, nôn trớ là một trong những vấn đề thường gặp gây nhiều phiền toái và khiến cha mẹ lo lắng. Vậy nôn trớ là gì?


Là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Các chuyên gia nhấn mạnh cha mẹ cần phân biệt rõ nôn trớ bình thường và bất thường để có cách xử lý đúng đắn.

Theo đó, nôn trớ có hai loại: lành tính (hay còn gọi là cơ năng) sẽ tự khỏi khi trẻ lớn thường liên quan đến ăn uống hay gặp ở trẻ nhỏ do cha mẹ ép ăn quá nhiều, bú quá no, nằm ngay sau khi ăn hoặc bú, hoặc hệ tiêu hóa không dung nạp thức ăn, hoặc khi ăn dặm bổ sung nhiều thức ăn mới lạ, hoặc ăn quá nhiều một loại thức ăn nào đó. Nôn thường xuất hiện sớm, chủ yếu là thức ăn, thường tự hết sau 6-24 giờ mà không cần phải áp dụng bất kỳ cách điều trị đặc biệt nào. Cha mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy bé vẫn vui chơi, khỏe mạnh và lên cân.chăm sóc trẻ 4 tuổi suy dinh dưỡng

Hiện tượng nôn trớ xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người nên cha mẹ không nên quá căng thẳng, sốt ruột. Hầu như đứa trẻ nào cũng nôn trớ ít hoặc nhiều trong giai đoạn sau chào đời và thường không ảnh hưởng gì tới sức khỏe cũng như sự phát triển của bé ngoại trừ sự phiền phức khi phải thay đồ thường xuyên.

Ở trường hợp nôn trớ do bệnh lý thì cha mẹ không nên xem nhẹ. Cụ thể khi thấy con nôn kèm theo sốt, đau bụng quằn quại, bụng chướng, tiêu chảy, lơ mơ hay ở trạng thái kích thích, nôn nhiều đến mức bị mất nước (mắt trũng xuống, môi khô, khát nước dữ dội), co giật, ngủ lịm, lơ mơ, lì bì, liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng, xuất hiện máu hay mật (màu xanh) khi nôn trớ… đây là những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa bé tới trung tâm y tế, không được xử lý tại nhà.

View more random threads: