Tạp chí Y khoa Anh mới đây đưa ra một thống kê, nghiên cứu với quy mô lớn vừa cho ra kết quả cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm bụi không khí nói riêng có thể tăng nguy cơ đột quỵ, nguy cơ càng tăng cao ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ô nhiễm không khí cũng làm tăng nguy cơ rối loạn lo âu cho con người.


Mỗi năm có khoảng 5 triệu người tử vong do chứng đột quỵ trên toàn thế giới. Những yếu tố tăng nguy cơ đột quỵ như béo phì, hút thuốc lá và cao huyết áp đã được khảo sát những ảnh hưởng từ môi trường như không khí ô nhiễm chưa được ghi nhận rõ do thiếu bằng chứng. Lần này, các nhà khoa học Anh tại ĐH Edinburgh xem xét và phân tích lại mối liên quan giữa không khí ô nhiễm với chứng đột quỵ và tử vong được ghi nhận trong 103 khảo sát trước đó ở 28 nước.

>> Xem thêm: nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở việt nam

Tình trạng ô nhiễm không khí trên thế giới

Trên thế giới hiện nay thì tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức gây hại đối với sức khỏe con người. Mới đây nhiều bài báo đã đưa tin về tình trạng ô nhiễm không khí của nhiều nước trên thế giới như: thủ đô New Delhi ô nhiễm không khí, hơn 1 triệu học sinh Ấn Độ phải nghỉ học hay Singapore đóng cửa trường học do ô nhiễm khói bụi, tình trạng khói bụi ở Malaysia ngày càng nghiêm trọng,…


Ngoài ra không cần nhắc thì chắc ai cũng biết rằng tình trạng ô nhiễm không khí ở một số thành phố như Bắc Kinh (Trung Quốc), Karachi (Pakistan), Doha (Quatar),…Theo như thống kê của tổ chức y tế thế giới, hằng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp trong đó 60% liên quan đến ô nhiễm không khí.

Giết 7 triệu người mỗi năm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa ra báo cáo cho biết ô nhiễm không khí dẫn tới cái chết của 7 triệu người mỗi năm trên khắp thế giới. Nghiên cứu nêu rõ, 9 trong 10 người tiếp xúc với mức ô nhiễm không khí cao có thể bị ung thư hoặc các bệnh về tim mạch. Những khu vực ô nhiễm không khí ở mức cao nhất là phía đông Địa Trung Hải và các nước Đông Nam Á, với một số khu vực, lượng độc tố trong không khí cao gấp 5 lần giới hạn cho phép của WHO. Người nghèo cũng là đối tượng dễ tổn thương nhất của tình trạng này.


Ô nhiễm không khí không chỉ xuất hiện tại các thành phố đông dân cư, với nền công nghiệp phát triển. Khoảng 3 tỷ người trên khắp thế giới đang chịu nguy hiểm từ khói phục vụ nấu nướng và các đám cháy. Ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ nhà bếp gây ra cái chết của 3,8 triệu người trong năm 2016.

Những hệ lụy nghiêm trọng

Tình trạng ô nhiễm không khí trên toàn cầu hiện nay chính là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh mãn tính, khiến bệnh nhân phải nhập viện do ô nhiễm ngày càng gia tăng. Cụ thể, ô nhiễm không khí gây ra nhiều chứng bệnh như: hen suyễn, viêm phổi, bệnh tim, ung thư,… hay thậm chí là chứng mất trí nhớ.


Theo tổ chức LHQ cho biết trên thế giới hiện nay có khoảng 33 triệu trẻ em chết mỗi năm do ô nhiễm không khí, khoảng 1/3 trong số này chịu các căn bệnh liên quan như đau tim và đột quỵ. Trong đó, số người chết do ô nhiễm mỗi năm ở Trung Quốc là 1,4 triệu người, ở Ấn Độ là 645.000 người và Pakistan là 110.000 người. Còn trong một nghiên cứu khoa học mới đây được đăng tải trên tạp chí Nature, ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, khiến cho số người chết tăng dần theo mỗi năm. Và thậm chí con số này còn vượt qua cả tổng số người chết do HIV và bệnh sốt rét cộng lại.

>> Xem thêm: Ô nhiễm môi trường nơi trường học

Ngăn chặn, khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí

Cải tiến máy móc làm việc của con người, cập nhật công nghệ mới đối với dây chuyền sản xuất vừa đẩy nhanh hiệu quả làm việc đồng thời giảm mức khói bụi thải ra;

Giáo dục người dân các biện pháp nhằm nâng cao ý thức cũng như giảm đi những hành động gây ra ô nhiễm không khí ở không khí mà còn nguồn nước;

Tích cực thanh tra các nhà máy lớn một cách thường xuyên để giúp các đơn vị này luôn tuân thủ theo chính sách bảo vệ môi trường của nhà nước cũng như nhanh chóng phát hiện ra những tổ chức đang vi phạm về quy định bảo vệ môi trường;


Sử dụng những loại nhiên liệu thay thế xăng, dầu nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm không khí;

Tăng cường trồng cây xanh trong môi trường sống;

Thay đổi thói quen sử dụng phương tiện công cộng thay cho phương tiện di chuyển cá nhân, thực hiện các chính sách nhằm ưu tiên, khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng một cách thường xuyên hơn.

Phủ xanh không gian sống bằng cách tích cực trồng cây xanh, lên án và nghiêm khắc trừng trị những đối tượng tàn phá môi trường, lâm tặc…

Sử dụng máy lọc không khí như một sản phẩm ngăn chặn và bảo vệ sức khỏe gia đình bạn đặc biệt là những gia đình sống ở những nơi ô nhiễm không khí nặng nề.