Trong thời đại công nghệ số hiện này thì máy tính gần như nhà ai cũng có 1 bộ để kết nối internet. Nếu bạn sử dụng một máy tính để bàn, laptop tại nhà hay tại văn phòng, thì những chỉ dẫn sau sẽ là cẩm nang trợ giúp kỳ diệu giúp bạn chuẩn đoán và dò các lỗi phần cứng máy tính cơ bản.
Với việc tìm kiếm thông tin về thông báo lỗi của màn hình xanh có thể giúp ích rất nhiều trong quá trình sửa chữa. Đa số “lỗi màn hình xanh chết chóc” các bạn sẽ gặp phải trên các phiên bản Windows hiện đại là do lỗi phần cứng gây ra. Lỗi này thường hiển thị thông tin về trình điều khiển bị lỗi hỏng.
1. Kiểm tra tình trạng SMART của ổ cứng
Thường thì các ổ cứng được tích hợp sẵn tính năng S.M.A.R.T. Với tính năng này, ổ cứng sẽ tự giám sát & thông báo nếu nó bắt đầu hỏng để bạn biết trước khi ổ cứng hỏng hoàn toàn. Tuy nhiên, đây không phải là tính năng hoàn hảo, vì vậy ổ cứng vẫn có thể hỏng ngay cả khi SMART nói mọi thứ đều ổn.
Nếu các bạn nhìn thấy bất kỳ thông báo “lỗi SMART” nào, thì tức là ổ cứng của các bạn sắp hỏng.
2. Kiểm tra RAM
Lỗi RAM có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Khi máy tính ghi dữ liệu vào RAM & RAM trả về dữ liệu khác thì có lẽ RAM đã bị lỗi, các bạn sẽ thấy ứng dụng bị treo, màn hình máy tính hp xuất hiện màu xanh và gián đoạn hệ thống file.
Thực hiện kiểm tra bộ nhớ và xem rằng liệu nó có đang hoạt động tốt không, các bạn hãy sử dụng công cụ Memory Dianostic được tích hợp sẵn trong Windows. Công cụ này Memory Diagnostic sẽ ghi dữ liệu đến mọi phân vùng của bộ nhớ RAM & sau đó đọc nó trở lại để đảm bảo rằng RAM máy tính vẫn đang làm việc bình thường.
3. Kiểm tra mức độ nóng
Khi hoạt động máy tính sẽ sinh ra nhiệt lớn. Quá nóng có thể dẫn đến lỗi màn hình xanh, treo máy hoặc tắt đột ngột. Đôi khi máy tính của bạn có thể quá nóng vì máy tính được đặt ở trong một vị trí rất nóng, được thông gió kém, quạt làm mát bên trong máy tính ngừng chạy, hoặc bụi bám đầy quanh nó.
Máy tính có thể tự theo dõi nhiệt độ bên trong mình & bạn có thể truy cập thông tin này. Có thể tích hợp có sẵn trong BIOS của máy tính. Ngoài ra cũng có thể xem bằng các tiện ích thông tin hệ thống như SpeedFan hoặc Speccy. Kiểm tra mức nhiệt được cho phép của máy tính và đảm bảo rằng, máy tính đang ở trong phạm vi thích hợp.
Ngoài ra, nếu máy tính của bạn đang quá nóng, bạn có thể nhìn thấy những vấn đề chỉ khi bạn thực hiện những tác vụ ngốn nhiều tài nguyên như chơi game. Hãy luôn để mắt đến xem máy tính nóng như thế nào khi nó thực hiện các tác vụ nặng.
4. Kiểm tra CPU
Dùng tiện ích Prime95 để kiểm tra CPU. Tiện ích này sẽ làm cho CPU máy tính phải thực hiện mọi tính toán, làm việc liên tục & tỏa nhiệt. Nếu CPU đang trở nên quá nóng, lúc đó sẽ bắt đầu nhìn thấy các lỗi hoặc sự cố hệ thống.
5. Kiểm tra card đồ họa
Với Card đồ họa cũng có thể ép xung được. Trình điều khiển đồ họa bị treo khi đang chơi game, hoặc chính game bị treo, các bạn nên chạy tiện ích 3DMark. Phần mềm tiện ích này sẽ xác định xem card đồ họa có quá nóng hoặc gặp các vấn đề đồ họa như treo máy, trong khi chạy thủ nghiệm này không.
Trên đây là các lỗi thường gặp với máy tính mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn đang hằng ngày sử dụng máy tính. Để có thể khắc phục các lỗi này nếu gặp phải và nhất là với các máy lắp ráp từ các linh kiện máy tính cũ có thể bạn sẽ phải đối mặt với các lỗi thường xuyên. Chúc các bạn thành công.