Theo báo cáo mới đây cho thấy, mật độ xây dựng ở Hà Nội đang cao gấp đôi Singapore – một quốc đảo vẫn nổi tiếng có những tòa nhà chọc trời.
Mới đây, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan với hệ thống hạ tầng đô thị tại các thành phố lớn ở Việt Nam” do Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam tổ chức.
Trong hội thảo, chuyên gia Nguyễn Tố Lăng – nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết nhà cao tầng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh các đô thị hiện đại và làm tăng diện tích sử dụng cho đô thị, đặc biệt đối với các thành phố lớn.
Xem thêm: Bí quyết đăng tin rao bán nhà đất hiệu quả

Hà Nội có mật độ xây dựng cao gấp đôi Singapore
Mật độ xây dựng trong các chung cư cao tầng hiện nay còn quá cao do việc tận dụng không gian sử dụng. Không những thế, điều này còn gây áp lực cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cũng như chất lượng sống trong các nhà cao tầng bị nhiều hạn chế về môi trường, thông thoáng và tầm nhìn.
Trong khi đó, hiện nay việc thiết kế đô thị chưa được quan tâm đúng mức cho các tuyến phố, các lô phố trong đô thị nói chung và những khu vực có nhà cao tầng nói riêng.
Xoay quanh vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, câu chuyện chúng ta cần bàn không phải là xây nhà cao hay thấp mà là câu chuyện chúng ta cho phép gia tăng mật độ hay không và nếu tăng thì tới mức nào để không vượt quá năng lực vận hành của hệ thống hạ tầng. Còn với mật độ đó, người ta xây dưới hình thức gì thì hãy để thị trường quyết định.
Theo ông Dũng, đối với Singapore, đất đai là tài nguyên quý nên họ rất tiết kiệm trong việc sử dụng đất. Với họ, việc gia tăng mật độ là phải giáp bất đắc dĩ. Thế nhưng mật độ xây dựng ở Hà Nội vẫn cao gấp đôi Singapore, mặc dù Hà Nội xây nhiều nhà thấp tầng hơn, trong khi ở quốc đảo sư tử, hầu hết là nhà chọc trời.
Thực tế, chuyện xây dựng hình thức công trình gì không hoàn toàn quyết định về mặt mật độ khu đô thị. Hiện nay, Bắc Kinh (Trung Quốc) là ví dụ điển hình cho việc xây nhà cao tầng là chủ yếu nhưng mật độ cực kỳ thưa. Vì họ có những quy định cụ thể như phải đảm bảo các công trình nhận được nắng chiếu vào trong số giờ nhất định vào mùa đông nên khoảng cách các toà nhà rất xa nhau dẫn đến mật độ thưa, dù toàn nhà cao tầng.
Theo đó, các chuyên gia cho rằng, tầng cao không phản ánh bức tranh về mật độ dân số. Vì vậy cần phải tách bạch hai câu chuyện này. Thứ nhất là phải bàn câu chuyện mật độ dân cư và thứ hai là câu chuyện hình thức công trình. Và vì thế, cơ quan quản lý nhà nước phải quản lý bằng vấn đề chuyên môn chứ không thể quản lý bằng cảm tính.
Nguồn: http://tapchimuabannhadat.com/ha-noi...doi-singapore/