Cơ sở dữ liệu chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bao gồm 4.300 thành phố trên 108 quốc gia toàn thế giới, mới cập nhật chỉ ra rằng khoảng 90% số người trên thế giới đang phải tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép của WHO và có tới khoảng 7 triệu người tử vong mỗi năm do phơi nhiễm với các hạt bụi siêu nhỏ trong không khí.


Ô nhiễm không khí là tác nhân nguy hiểm của những bệnh không lây nhiễm, ước tính gây ra 1/4 ca chết vì bệnh tim, 1/4 ca đột quỵ, 43% ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 29% của các ca ung thư phổi. Tất cả các khu vực trên thế giới ít nhiều đều bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, những người dân ở các thành phố thu nhập thấp lại bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khu vực có mức ô nhiễm không khí cao nhất là phía Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

>> Xem thêm: Một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước

95% dân số thế giới sống trong không khí ô nhiễm


Phần lớn dân số thế giới hít thở không khí không sạch, trong đó, tình trạng ở nhiều nước đang phát triển rất nghiêm trọng, CNN đưa tin. Việc tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm khiến khoảng 6,1 triệu người chết năm 2016, theo báo cáo thường niên về tình trạng không khí toàn cầu của tổ chức Health Effects Institute (HEI). Tiếp xúc với không khí độc hại có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, ung thư phổi và bệnh phổi mạn tính. Đây cũng là nguyên nhân gây chết người nhiều thứ 4 trong số các rủi ro về sức khỏe, đứng sau huyết áp cao, chế độ ăn uống và hút thuốc.

Ô nhiễm không khí khiến rất nhiều người trên thế giới tử vong, bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp khó thở, người trẻ và người già phải nhập viện, không thể đi học hay đi làm, và nhiều trường hợp chết sớm. Báo cáo của chúng tôi cho thấy sự tiến triển ở một số nơi trên thế giới, nhưng vẫn còn những thách thức lớn để loại trừ tai họa này. Hơn 50% trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí xảy ra ở Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc đã cải thiện phần nào tình trạng này. Trong khi đó, Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ là ba nước có mức ô nhiễm tăng nhanh nhất từ năm 2010.


Tác động kép này dẫn đến 1/4 trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí ở Ấn Độ và gần 1/5 trường hợp tử vong tại Trung Quốc. Số người phụ thuộc vào nhiên liệu rắn giảm từ khoảng 3,6 tỷ năm 1990 xuống còn 2,4 tỷ người năm 2016 dù dân số thế giới tăng.

Nhiều nghiên cứu trước đây cũng cho thấy tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường khiến khoảng 1,7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thiệt mạng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo vào tháng 4/2017. Khoảng 9 triệu người trên thế giới chết do các loại ô nhiễm như không khí, nước, đất hay hóa chất, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet năm 2015.

Tác hại của ô nhiễm không khí


Nhìn chung những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí một phần là do các tác nhân tự nhiên như cháy rừng, núi lửa, bão bụi, quá trình phân hủy của động thực vật,…, một phần là do tác nhân từ con người như hoạt động công nghiệp thải ra rất nhiều khí độc, phát triển giao thông, vận tải, sinh hoạt của con người,…Tất cả những nguyên nhân đó đã gây nên rất nhiều hậu quả xấu đến sức khỏe con người và môi trường.

- Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng đến tất cả sinh vật

- Nito đioxxit, ozon, chì,…gây hại trực tiếp cho thực vật khi vào khí khổng.

- Ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật và làm giảm sự hấp thu thức ăn, làm cho lá cây nhanh vàng và rụng sớm.

- Làm cho trái đất nóng lên và gây ra hiệu ứng nhà kính.


- Gây ra mưa acid làm cây thiếu thức ăn và giết chết các sinh vật đất.

- Con người tiếp xúc với khói bụi trong thời gian dài sẽ có thể mắc các bệnh liên quan đến hô hấp và nội tạng,…

Trong hoàn cảnh không khí bị ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và con người như thế, chúng ta cần có những biện pháp khắc phục như di chuyển các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp gây ô nhiễm nặng ra vùng ngoài thành phố, phát triển công nghiệp xanh, thực hiện chiến dịch trồng cậy xanh trong thành phố, xây dựng thêm các nhà máy tái chế chất thải,…

>> Xem thêm: Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường

Làm thế nào để giảm nguy cơ tiếp xúc với không khí ô nhiễm

Ô nhiễm không khí trong nhà có thể được giảm đi bằng cách đảm bảo rằng tòa nhà được thông gió và làm sạch thường xuyên để ngăn chặn sự tích tụ các chất độc hại từ việc đun nấu, hóa chất và nấm mốc, và đặc biệt là bỏ thuốc lá để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình cũng như xã hội.


Về ô nhiễm không khí ngoài trời, tránh tiếp xúc với nguồn ô nhiễm bằng cách sử dụng các phương tiện bảo hộ, đồng thời có kế hoạch lâu dài để tăng diện tích phủ xanh thực vật, đặc biệt là giữ được rừng. Ngoài ra, những đơn vị có thẩm quyền phải có biện pháp để quản lý tốt các phương tiện giao thông, giảm khí thải từ các hoạt động sản xuất, nhà máy.