Để phát triển toàn diện cho trẻ thì ngoài những kiến thức phổ thông, chúng ta cũng nên chọn cho trẻ một môn nghệ thuật để làm đẹp tâm hồn và xây dựng nhân cách.
“Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Nói là vậy nhưng thời đại bây giờ, bố mẹ nào cũng muốn cho con mình theo học càng nhiều càng tốt, nhất là những kỹ năng mềm. Không ít gia đình đã không tiếc tiền cho con ăn học, bồi dưỡng cả về thể chất lẫn tài năng, chọn cho con em mình những môn năng khiếu với hi vọng cho con em mình có được một sự phát triển toàn diện nhất.
Trong số các môn như nhảy, múa, hội họa, âm nhạc thì có vẻ như âm nhạc luôn được phụ huynh lựa chọn nhiều nhất.
http://mycvietnam.com/day-dan-piano-quan-12.html
Chính ở những thời điểm này, nhiều phụ huynh sẽ đặt ra câu hỏi: Nên cho con mình học đàn ở đâu uy tín - chất lượng? Học ở độ tuổi nào và học loại đàn gì là tốt nhất?
Không ít ý kiến cho rằng cho bé tiếp xúc với âm nhạc sớm chừng nào tốt chừng đó. Quan điểm này không hẳn đã sai nhưng cũng chưa hoàn toàn đúng. Điều quan trọng chính là mục đích bạn muốn con mình học đàn là gì? Cho bé giải trí hay hướng cho con học chuyên sâu?
Nên cho trẻ học đàn gì?
Muốn biết nên cho trẻ học đàn gì thì ta nên xem mục đích của việc cho con đi học đàn để làm gì?
Việc trước tiên là bố mẹ cần xác định mục đích của việc học đàn mà lựa chọn cho con học ở độ tuổi nào và học loại nhạc cụ nào là phù hợp?
Với mục đích học đàn để giải trí, để bé có thể vui chơi cùng âm nhạc sau những giờ học mệt mỏi hoặc để sau này bé có thể tham gia sinh hoạt với bạn bè thì bạn có thể chọn cho bé học đàn organ. Vì chi phí đầu tư cho việc học đàn organ không quá cao, học cũng tương đối dể hơn học đàn piano. Đàn cũng dể dàng cho việc di chuyển, sau này bé có thể mang đàn đi theo để chơi trong các dịp sinh hoạt tập thể.
Nếu bạn muốn hướng con theo chuyên ngành âm nhạc hoặc luyện cho con tính kiên nhẫn và tập trung cao thì học đàn piano là lựa chọn tốt nhất. Vì khi bé chơi được piano rồi thì việc chuyển sang các nhạc cụ khác rất thuận lợi. Việc chơi được 2 tay trên đàn piano luyện cho bé tính kiên nhẫn và tập trung rất cao. Hiện tại thì piano vẫn là nhạc cụ được chọn học nhiều nhất trên thế giới. Và tất nhiện, độ tuổi phù hợp chắc chắn phải sớm hơn so với mục đích cho con học nhạc để giải trí.
Thời điểm nào nên cho trẻ học loại đàn nào?
Các nước phát triển cho trẻ em học nhạc khi bé đủ tuổi đi mẫu giáo. Hát là hoạt động đương nhiên phải có của các ngôi trường mẫu giáo trên thế giới nhưng cách để dạy các thiên thần nhỏ tiếp cận với âm nhạc một cách sâu sắc và tự nhiên nhất bằng cách học chơi các loại nhạc cụ thì không hẳn trường nào cũng thực hiện được. 4 Tuổi chính là độ tuổi để bé làm quen với đàn phím vì bé chỉ có thể chơi được loại nhạc cụ này thôi, ví dụ như đàn piano hay đàn organ.
http://mycvietnam.com/day-dan-piano-quan-phu-nhuan.html

Cách giảng dạy âm nhạc với độ tuổi này phải có đặc thù riêng, phương pháp đồng nhất với giáo dục mầm non. Phải tạo cho trẻ một môi trường vừa học vừa chơi để các bé tiếp thu âm nhạc một cách tự nhiên chứ không phải là bắt buộc phải học sẽ khiến tâm lý trẻ không thoải mái. Vì thế việc hướng dẫn trẻ làm quen với kỹ thuật nhạc cụ cũng cần phải có phương pháp phù hợp vì đứa trẻ lên 4 không đủ nhận thức và kiên nhẫn như chúng ta

4 – 5 tuổi là độ tuổi tốt để các bé có thể bắt đầu học đàn piano hay đàn organ (các loại đàn phím). Bởi các bé đã có sự tập trung nhất định, có khả năng ghi nhớ, bàn tay chân bắt đầu có sự khéo léo. Nếu được học piano hay organ ở độ tuổi này hệ vận động tay chân mắt, sự khéo léo của đôi bàn tay, khả năng quan sát, sự tập trung được phát triển cao nhất. Nhưng độ tuổi thích hợp nhất để bé có thể theo học đàn một cách bài bản nên là từ khi 8 tuổi. Tất nhiên trừ những bé có năng khiếu âm nhạc ngay từ khi còn rất nhỏ, 4 – 5 tuổi đã có thể học và chơi đàn piano hay organ thành thạo.
Để chơi được đàn piano cần có một quá trình tập luyện vất vả và rất dài. Bé dưới 8 tuổi bàn tay đang phát triển nên còn yếu, nếu bố mẹ ép học đàn sẽ là một cực hình với bàn tay của bé. Piano có bàn phím nặng, nếu tay không đủ lực mà vẫn phải học trên bàn phím đàn piano thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của các khớp xương trên tay bé. Chính điều đó sẽ làm bé không còn hứng thú khi chơi nhạc.