Nhận định về thị trường bất động sản những tháng cuối năm, các chuyên gia bất động sản đến từ đơn vị nghiên cứu CBRE cho biết một trong những dấu hiệu đáng lo nhất khi thị trường bất động sản xảy ra khủng hoảng chính ở yếu tố mặt bằng giá bị đẩy lên quá cao. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, mức giá bán vẫn có thể kiểm soát được.
Mới đây, trong buổi họp tổng kết, đánh giá thị trường Hà Nội trong quý 3/2018, đại diện của CBRE cho biết, thị trường chung cư quý 3 có gần 5.000 căn hộ được chào bán, chủ yếu đến từ 24 dự án trên toàn thành phố, giảm 24% so với quý trước.

Xem thêm: Cẩm nang rao bán nhà đất hiệu quả


Cuối năm: Bong bóng bất động sản khó xảy ra
Hầu hết, các dự án đều nằm ở khu vực phía Tây và Nam. Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư cũng đang mở rộng và phát triển dự án ở khu vực vùng ven như: Huyện Hoài Đức, Thanh Trì. Ngoài ra trong thời gian qua, khu vực phía Đông cũng có sự gia tăng về nguồn cung. Tổng nguồn cung căn hộ chào bán khu vực này thời gian qua đạt 17.000 căn.
Cũng trong quý 3/2018, số lượng căn hộ giao dịch đạt 4.300 căn hộ, giảm 27% so với quý trước. Theo các chuyên gia CBRE, đây là thời điểm mà doanh số bán hàng thường không cao. Trong khi đó, người mua nhà cũng đang chờ đợi các dự án lớn mở bán vào cuối năm.
Một số dự án vừa hoàn thiện có quy mô và được trang bị đầy đủ các tiện nghi tiện ích có mức tăng trưởng cao hơn trung bình thị trường với mức tăng từ 3 – 5%. Các chuyên gia CBRE cho biết, tháng Ngâu có thể là nguyên nhân khiến lượng giao dịch căn hộ có phần sụt giảm, tuy nhiên thị trường đang chờ đợi nguồn cung đến từ các dự án lớn. Hứa hẹn thị trường sẽ trở nên vô cùng sôi động trong 3 tháng cuối năm.
Trong số này, phải kể tên một số dự án lớn như: Vincity Ocean Park, Vin City Tây Đại Mỗ… Đây đều là những dự án bình dân của chủ đầu tư Vingroup…. Trong thời gian tới, những dự án này hứa hẹn sẽ tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu – dự kiến chiếm khoảng trên 60% tổng nguồn cung chào bán năm 2018.
Một câu hỏi đặt ra, vậy liệu thị trường địa ốc có khả năng xảy ra khủng hoảng? Đại diện CBRE nhận định, với những diễn biến như hiện nay, thị trường khó có thể không rơi vào trường hợp xấu. Trong khi một số tác nhân như: Kinh tế phát triển nóng, sự buông lỏng về chính sách tín dụng, chênh lệch pha cung cầu, sự gia tăng của nhà đầu tư thứ cấp và đầu cơ về quá trình “đẩy giá”… đều nằm trong tầm kiểm soát. Mặt khác chính sách về tín dụng được quản lý chặt chẽ, các ngân hàng cũng thận trọng hơn khi cho vay nên khủng hoảng rất khó xảy ra.

Nguồn: https://tapchimuabannhadat.com/cuoi-...an-kho-xay-ra/