Những ngày này, người dân ở cù lao Minh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đang hối hả cho ra những món mứt “lạ” là mứt vỏ bưởi và mứt chôm chôm để phục vụ tết Kỷ Hợi này.
Đọc thêm: Phan bon


Chôm chôm Java được tách bỏ vỏ
Chỉ mới nghe sư cô Thích Nữ Phương Ngọc, trụ trì chùa Phước Quang (ở xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) cũng là chủ cơ sở mứt Phước Liên cho biết quy trình làm mứt chôm chôm là đã muốn ăn. Theo sư cô, để làm được mứt chôm chôm thì phải là chôm chôm Java, vì chôm chôm Java có vị chua chua, ngọt ngọt mới thích hợp làm mứt, còn chôm chôm đường và chôm chôm Thái thì không dùng làm mứt được.

Ruột chôm chôm Java sau xử lý sẽ được ướp đường
“Ở Việt Nam mình có 3 loại chôm chôm, đầu tiên chôm chôm đường, bản chất ngọt, cơm ít, giòn không làm mứt được. Loại kế tiếp là chôm chôm Thái thì bản chất cũng vậy giòn, ngọt mình cũng không làm được mứt. Nhưng chôm chôm Java thì có cơm dày, có vị chua chua, ngọt ngọt, nên mình chỉ chọn loại chôm chôm này làm mứt thôi.”- Sư cô cho biết.
Được biết, quy trình làm mứt chôm chôm rất đơn giản. Đầu tiên phải chuẩn bị nguồn nguyên liệu, sau đó lột bỏ vỏ, rửa nhiều lần qua nước sạch, tiếp đó rửa lại bằng nước muối hột, để cho ráo. Tiếp theo đem ướp đường theo định lượng, rồi để khoảng 4-5 tiếng. Sau khi đường ngấm thì mới đem vào sên mứt trên lửa riu riu, lúc sên phải liên tục đảo đều tay, như vậy chôm chôm mới săn đều.

Sên mứt chôm chôm
Sau khi xong các công đoạn trên thì đổ chôm chôm ra rổ cho khô và đem phơi nắng. Nếu thuận lợi, nắng đẹp, phơi 3 nắng chôm chôm sẽ săn lại lên màu rất đẹp.
Đặt biệt, hạt chôm chôm sống ăn rất đắng và không thể ăn được nhưng khi thành mứt rồi thì mình có thể ăn cả hạt. Vị của hạt chôm chôm thơm thơm, béo béo, có vị nhẫn hòa quyện với vị ngọt và chua của thịt mứt ăn rất là ngon và không bị ngán.
Còn đối với mứt vỏ bưởi thì theo Sư Cô Phương Ngọc nên chọn vỏ bưởi năm roi để làm, vì vỏ mỏng, ít đắng hơn và có màu vàng đẹp mắt sau khi thành phẩm.

Mứt chôm chôm sau khi sên sẽ được đem đi phơi nắng để lên màu tự nhiên
Sư cô Phương Ngọc cũng cho biết, sau khi đem vỏ bưởi về thì cắt ra thành miếng nhỏ, nhồi với nước muối, sau đó trụng nước sôi để bỏ bớt nước đắng của vỏ bưởi. Tiếp đó, để lên xào cho khô lại rồi mới thêm thêm đường, muối và ớt xay vào rồi tiếp tục xào cho nó khô lại. Cuối cùng là đem phơi hoặc sấy cho khô. Do dùng toàn bộ là những sản phẩm tự nhiên, nên mứt lên màu rất đẹp.

View more random threads: