Từng lấy bằng tiến sỹ lọc hóa dầu ở Cộng hòa Liên bang Đức, từng tư vấn về năng lượng mới cho nhiều doanh nghiệp lớn ở nước ngoài với mức thu nhập nhiều ngàn đô, nhưng ông đã từ bỏ tất cả để trở về vùng quê nghèo cùng nông dân phát triển nông nghiệp.


Lợi đủ đường từ phương pháp trồng tiêu sạch
Ông Nguyễn Ngọc Luân (SN 1966) kể vốn xuất thân từ gia đình nông dân, theo học và công tác tại Trường Đại học Nông - Lâm TP HCM, sau đó được cử qua Cộng hòa Liên bang Đức học và nhận bằng tiến sĩ lọc hóa dầu.

Suốt quãng thời gian làm tư vấn về năng lượng mới cho những dự án lớn ở nước ngoài, tận mắt nhìn thấy những nền nông nghiệp tiên tiến của các quốc gia khác, vị tiến sỹ - người con của gia đình nông dân luôn trăn trở: “Tại sao nhiều nông dân Việt Nam lại không thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình?”.

Nỗi trăn trở ấy đi cùng ông nhiều năm, để ông tích lũy học hỏi kinh nghiệm. Năm 2006, ông trở về quê hương xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, mong muốn cùng bà con nghèo phát triển nông nghiệp. Quyết định ấy khiến nhiều người bất ngờ, bởi vì với trình độ bằng cấp của mình, ông có thể nhận được những công việc thu nhập nhiều ngàn đô, chứ không phải cái nghề “một nắng hai sương”.

Ông kể lại khi ấy nhận thấy quê mình nói riêng và lớn hơn là tỉnh Đồng Nai có nhiều tiềm năng về phát triển nông nghiệp, tuy nhiên còn gặp nhiều trở ngại như nông dân còn nghèo, chưa có sự liên kết hoặc liên kết lỏng lẻo, diện tích đất canh tác còn nhỏ lẻ, tuy Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ người nông dân nhưng khi người dân muốn tiếp cận còn gặp nhiều khó khăn.

Ông Luân hồi ức: “Khi ấy cũng là thời điểm cây tiêu trên địa bàn chết nhiều do lạm dụng hóa chất, khiến việc tái canh gặp nhiều khó khăn. Tôi bèn vận động bà con áp dụng kỹ thuật trồng tiêu sạch, sử dụng phân hữu cơ thay vì phân bón hóa học”.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi phương thức canh tác làm cho bà con gặp nhiều khó khăn, phiền toái bởi vì việc sử dụng phân bón hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật giúp cây có năng suất cao hơn. Có điều chính những thứ đó khiến cây tiêu yếu hơn, tình trạng ô nhiễm đất nặng hơn do nhiễm thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và chất thải công nghiệp; chưa kể đó là mối đe dọa lớn đối với an toàn thực phẩm.

Nhớ lại thời gian đầu cùng ông Luân đi vận động bà con chuyển sang trồng tiêu sạch, ông Đào Ngọc Minh – Bí thư, Chủ tịch UBND xã Lâm San kể: “Ban đầu việc áp dụng canh tác tiêu sạch còn gặp nhiều khó khăn bởi vì sản lượng giảm sút, từ đó thu nhập của người dân cũng giảm theo khiến nhiều người nghi ngờ về hiệu quả kế hoạch.

Lúc đó anh Luân đã phối hợp với chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, mất rất nhiều thời gian động viên bà con. Thậm chí nhiều đêm đợi người dân đi làm về mới đến tuyên truyền, vận động bà con”.

“Khó khăn nhất là năm 2011-2012, cây vong (trụ sống để tiêu bám - NV) bị dịch, chết hàng loạt khiến cây tiêu bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều nhà lao đao, mất niềm tin vào cây tiêu. Thấy vậy anh Luân đã mời những người bạn hiện đang công tác tại Trường Đại học Nông - Lâm TP HCM về để hỗ trợ bà con trong suốt một thời gian dài, cứu người trồng tiêu khỏi một bàn thua trông thấy”, vị Chủ tịch xã chia sẻ. Năm 2011, trên địa bàn xã chỉ có khoảng 350 hộ dân trồng tiêu với tổng diện tích khoảng 450ha, đến nay con số này đã tăng lên 1.000 hộ với diện tích hơn 1.500ha.

Anh Trương Đình Bá (ngụ ấp 4), nông dân theo nghề trồng tiêu hơn 20 năm, kể chuyện: “Tôi có vài ha tiêu, trước đây vì sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều nên dù cây cho năng suất lớn nhưng một thời gian sau đất cằn cỗi, năm 2009 vườn tiêu chết rất nhiều.
Đến năm 2010 - 2011, được sự hướng dẫn của anh Luân về phương pháp canh tác hữu cơ trồng tiêu sạch, vườn tiêu của tôi nay đã khỏe mạnh, không cần phải chăm bón nhiều như trước mà cây vẫn sai quả khiến nông dân chúng tôi rất yên tâm”.

Triết lý cùng hợp tác để phát triển

Không chỉ hướng dẫn bà con phương pháp trồng tiêu mới, để đảm bảo tính bền vững của vùng canh tác, năm 2014, ông Luân thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Lâm San, xuất phát ban đầu chỉ có 30 hộ trồng tiêu ở địa phương, với diện tích canh tác khoảng 50 ha. Tag: vi khuẩn vibrio

Với cương vị là Giám đốc HTX, ông vận động xã viên trồng tiêu theo phương pháp mới không thuốc bảo vệ thực vật, không phân hóa học, chỉ sử dụng phân vi sinh chăm sóc cây. Nhận thấy nhiều lợi ích từ việc trồng tiêu sạch cũng như bình ổn giá cho bà con, chỉ sau bốn năm, HTX đã có 721 hộ trồng tiêu với tổng diện tích 877ha


“HTX thành lập với mục đích khuyến khích người nông dân giảm dư lượng thuốc trong tiêu, giúp tiêu đạt được tiêu chuẩn tốt nhất, vừa giúp vùng nông nghiệp Lâm San phát triển bền vững, đặc biệt cây chủ lực như cây tiêu.

Đồng thời tôi cũng muốn tạo nên một vùng nông nghiệp sạch để đưa những sản phẩm nông nghiệp địa phương ra thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường khó tính như các nước châu Âu. Không chỉ người ở quê mình, kể những địa phương khác muốn học tập mô hình nông nghiệp sạch, tôi sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, liên kết, kể cả khâu tiêu thụ sản phẩm”, ông Luân chia kể.

Chỉ riêng trong năm 2018, sản lượng tiêu HTX cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước đã lên tới 1000 tấn, trong đó tiêu sản xuất theo phương pháp tiêu sạch chiếm tỷ lệ 70%. Với quy trình sản xuất tiêu sạch trên, sản phẩm của HTX luôn được được thị trường chào đón với giá bán cao hơn khoảng 20-30% so với các loại tiêu thông thường. Tag: men vi sinh

Ngoài thị trường trong nước, ông Luân còn tìm đường đi cho hạt tiêu Lâm San ra nước ngoài, thậm chí đích thân ông còn lặn lội, chào mời các công ty thu mua nông sản quốc tế đến tham quan HTX để hợp tác làm ăn và xuất khẩu.

Ông Luân phân tích: “Trước đây, khi sản phẩm tiêu muốn ra thị trường quốc tế, ngoài đạt chất lượng còn phải đi qua nhiều trung gian: Nông dân trồng tiêu - thương lái làng - đại lý nhỏ - đại lý lớn - nhà xuất khẩu Việt Nam - nhà nhập khẩu quốc tế. Thì nay HTX Lâm San đã bỏ qua hết các khâu đó, thu mua nông sản trực tiếp từ tay nông dân và xuất khẩu trực tiếp cho các nhà nhập khẩu quốc tế. Vì bỏ bớt các khâu nên giá thành sẽ cao hơn. Đối với thị trường trong nước cũng vậy”.
Lý giải nguyên nhân khiến HTX được bà con nông dân tín nhiệm, ông Luân giải thích, đó là đảm bảo được mọi lợi ích người trồng tiêu, từ bao tiêu đầu ra cho sản phẩm, gây dựng được thương hiệu tiêu sạch cho vùng, chất lượng hạt tiêu ngày càng được nâng ca

Thay vì phải đợi thương lái thu mua như trước thì nay nông dân chỉ cần liền hệ với HTX là có xe tới tận nhà, chủ động hơn. Tuy nhiên, nếu người dân cảm thấy giá tiêu ở nơi khác tốt hơn, có thể bán cho nơi đó, không bị HTX gây khó dễ.

Mô hình tiêu sạch giúp cây tiêu khỏe mạnh, đất không bị ô nhiễm, hệ thống tưới tiết kiệm giúp người dân tiết kiệm thời gian chăm sóc, đất màu mỡ có thể trồng xen cây khác cùng tiêu, có thể tái canh trong trường hợp cây tiêu đã già hoặc chết vì dịch bệnh.

Ông Luân tóm tắt: “Vì đây là mô hình tạo liên kết giữa những người nông dân, dựa trên tinh thần tự nguyện và dân chủ nên được mọi người ủng hộ, gây dựng lên thương hiệu tiêu sạch, thu nhập nông dân tăng lên”.

Nhìn những bì tiêu của nông dân được thu gom chất lên xe, ông Luân tâm sự: “Vui thì cũng vui vì đã giúp được bà con hướng đi ổn định để mọi người chuyên tâm vào phát triển. Có điều để đạt được những thành quả như bây giờ, bản thân tôi cũng đã trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, kể từ khi bắt đầu đưa mô hình tiêu sạch về địa phương, có rất nhiều lời đồn đoán, dị nghị rằng mình làm để tư lợi.

Rồi có cả những năm hàng xuất sang châu Âu bị trả về vì hạt tiêu chưa đạt chuẩn, số lượng đến tận 3 container. Thế nhưng mình vẫn phải tìm cách khắc phục vì đã mua thì không thể trả lại được bà con nông dân”.

Dù thời gian gần đây giá tiêu trên thị trường quốc tế trồi sụt, ông Luân vẫn tin rằng cây tiêu là cây chủ lực của vùng, nên khi cây phát triển tốt, ổn định thì bất chấp thị trường biến động, nghề tiêu vẫn sống khỏe ở vùng đất Lâm San, góp sức cho kinh tế vùng có nhiều chuyển biến tích cực.

Nguồn baophapluat.vn/doanh-nhan/nguoi-mang-suc-song-moi-ve-vung-trong-tieu-lam-san-445221.html