Phương pháp 3 Ngăn ngừa cơn ngứa do nhiễm khuẩn âm đạo
Nhận biết các triệu chứng khác. Các triệu chứng khác do nhiễm khuẩn âm đạo bao gồm cảm giác bỏng rát, viêm, dịch tiết lỏng có màu hơi xám-trắng và có mùi hôi tanh. Bạn có thể mắc tất cả, một vài hoặc thậm chí là không triệu chứng nào trong số được kể trên.[16]

Xem thêm:

Hiện nay người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nhiễm khuẩn âm đạo nhưng một số phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn âm đạo hơn người khác. Nhiều người từng bị nhiễm khuẩn âm đạo sẽ tái phát ít nhất một lần trong năm. Nguyên nhân có thể là do một số phụ nữ có nồng độ lợi khuẩn tự nhiên thấp.
Đến bác sĩ khám. Khác với nhiễm trùng nấm men, nhiễm khuẩn âm đạo không thể được điều trị hiệu quả tại nhà. Để chữa khỏi nhiễm khuẩn và giảm triệu chứng, bạn phải đến bác sĩ khám và dùng thuốc kê đơn. Bạn có thể được kê đơn thuốc uống, ví dụ như Metronidazole hoặc Tinidazole, hoặc dùng kem, ví dụ như Clindamycin.[17]
Để chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo, bác sĩ cần tiến hành kiểm tra vùng chậu và phết âm đạo để kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi. Bác sĩ có thể dùng que để kiểm tra độ pH của âm đạo.
Việc điều trị bệnh ngay là rất quan trọng nếu bạn đang mang thai vì nhiễm khuẩn âm đạo có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trọng.
Ngăn nhiễm nấm âm đạo tái phát. Mặc dù không có cách nào giúp ngăn ngừa tất cả các trường hợp nhiễm nấm âm đạo tái phát nhưng bạn có thể giảm nguy cơ bằng các tiến hành một vài bước đơn giản:[18]
Tránh thụt rửa vì hành động này có thể phá vỡ cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo và dẫn đến nhiễm khuẩn.

Tránh các sản phẩm có mùi như xà phòng, tampon và sản phẩm dạng xịt.
Giảm đối tượng quan hệ tình dục. Mặc dù nguyên nhân chưa hoàn toàn rõ ràng nhưng những phụ nữ quan hệ tình dục với nhiều người, gần đây có quan hệ tình dục với người mới hoặc quan hệ tình dục đồng tính sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn âm đạo cao hơn.
Lau khô khu vực âm đạo sau khi tắm và tránh tắm bồn nước nóng.
Luôn lau từ trước về sau sau khi đi vệ sinh để tránh đưa vi khuẩn từ phân vào âm đạo.[19]