Có những trường hợp các mẹ mới sinh được chỉ định chụp Xquang nên lo lắng không biết chụp Xquang khi cho con bú có sao không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp câu hỏi này.
>> Bác sĩ khám da liễu giỏi ở Hà Nội
>> phòng khám thu cúc
Những trường hợp cần chụp Xquang?
Chụp Xquang là phương pháp chẩn đoán hiện đại dựa trên hình ảnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định chụp Xquang khi họ cần quan sát bên trong cơ thể như:
Quan sát khu vực bệnh nhân bị đau
Giám sát tiến triển của bệnh (như bệnh loãng xương)
Theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị
Một số bệnh lí khác cũng có thể cần chụp Xquang như:
Các vấn đề về tim
Gãy xương
Nhiễm trùng
Viêm khớp
Tắc mạch
Các khối u vú
Bệnh phổi
Ung thư xương
Vấn đề răng miệng
Lưu ý khi đi chụp Xquang
Khi đi chụp Xquang, chị em nên lưu ý một số điều sau để có kết quả chính xác nhất:
Nên mặc đồ nhẹ hoặc dùng trang phục của bệnh viện (nếu có yêu cầu)
Tháo bỏ những vật dụng có thể gây ảnh hưởng đến hình ảnh trên phim chụp như: cặp tóc, kính mắt, trang sức…
Thông báo với bác sĩ tình hình sức khỏe và tình trạng của bản thân ví dụ như đang mang thai hay cho con bú…
Không dùng đồ có chất kích thích tối hôm trước và trong khi chụp như: cà phê, rượu, bia, thuốc lá…
Chụp Xquang khi cho con bú có sao không?
Vì Xquang có sử dụng một lượng nhỏ tia phóng xạ (ngưỡng phơi nhiễm an toàn với người lớn) nên rất nhiều chị em lo lắng chụp Xquang khi cho con bú có sao không. Tuy nhiên, chụp Xquang hoàn toàn an toàn với phụ nữ cho con bú ngay cả khi mẹ thực hiện chụp Xquang răng hay thậm chí là Xquang ngực.
Do đó, chụp Xquang thông thường không đòi hỏi các mẹ phải ngừng cho con bú ngay cả khi dùng chất cản quang (chất cản quang không hề đi vào sữa mẹ). Các tia xạ trong khi chụp Xquang có khả năng tiêu diệt một số tế bào sống trong sữa mẹ nhưng chỉ tại thời điểm chụp nên sẽ không thể đi vào sữa khiến bé bị phơi nhiễm được.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp chẩn đoán có dùng đến đồng vị phóng xạ thì các mẹ nên lưu ý: như chụp scan tuyến giáp. Trong trường hợp này, mẹ phải vắt bỏ sữa đi trong một khoảng thời gian tùy thuộc vào số lần thực hiện chẩn đoán.
Vì thế, để đảm bảo chắc chắn không ảnh hưởng đến em bé, bạn nên trình bày với bác sĩ về việc đang cho con bú để có hướng điều trị phù hợp.
Nếu như trong và sau khi chụp Xquang được chỉ định ngừng cho con bú thì các mẹ cũng có thể dự trữ sữa bằng cách vắt sữa và lưu trữ trong tủ lạnh. Với sự chuẩn bị này, mẹ có thể yên tâm phần nào khi buộc phải ngừng cho con bú để điều trị bệnh.
Nhưng nhìn chung, các chuyên gia y tế đều cho rằng việc chụp Xquang sẽ không ảnh hưởng đến sữa mẹ cũng như sức khỏe của bé. Hầu hết các mẹ đều có thể cho con bú lại sau khi chụp Xquang 24 giờ. Các mẹ cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ thực hiện chụp Xquang cho mình nếu như vẫn còn băn khoăn để đảm bảo.
Trên đây là giải đáp về thắc mắc chụp x quang khi cho con bú có sao không, hy vọng đã giúp các mẹ an tâm phần nào và biết cách xử trí hợp lý. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được giải đáp cụ thể. Chúc các mẹ có sức khỏe thật tốt.