Một trong những bệnh lý về xương khớp phổ biến nhất là bệnh viêm khớp dạng thấp. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt làm việc của người bệnh, mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Người bệnh nên tìm hiểu viêm khớp dạng thấp là gì. Nguyên nhân triệu chứng của bệnh là gì để có thể chủ động trong việc thăm khám và điều trị bệnh.
Viêm khớp dạng thấp là gì, có nguy hiểm không ?
Viêm đa khớp dạng thấp là một căn bệnh tự miễn và mãn tính. Theo số liệu thống kê mới nhất thì có khoảng 70 – 80% người bệnh là phụ nữ, trong số đó người trên 30 tuổi chiếm từ 60 – 70%.
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp là các khớp xương bị tổn thương gây ra viêm màng hoạt dịch, sụn khớp bị phá hủy, phần xương ở dưới sụn bị bào mòn khiến cho các khớp bị hủy hoại, mất dần khả năng vận động. Phần lớn người bị viêm đa khớp dạng thấp thường khởi phát khá âm thầm, sau đó tăng dần lên theo thời gian. Những triệu chứng cấp tính xuất hiện khá đột ngột và chiếm khoảng 15%.
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì hạn chế vận động, đau nhức dữ dội. Nặng hơn sẽ gây biến dạng khớp, tổn thương thần kinh ngoại biên, gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch, thậm chí là teo cơ, bại liệt suốt đời.
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp
Đây là một căn bệnh tự miễn. Hệ thống miễn dịch của bạn sẽ phản kháng lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus bằng cách tạo ra tổn thương, viêm nhiễm khớp. Một số nguyên nhân của bệnh viêm khớp dạng thấp điển hình gồm có:
• Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh ở gia đình có tiền sử bị bệnh này cao gấp 2 – 3 lần so với các gia đình bình thường khác.
• Do virus, vi khuẩn có hại: Các loại virus, vi khuẩn có hại khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tạo ra phản ứng viêm tại khớp và gây viêm nhiễm.
• Yếu tố cơ giới: Có khoảng 70 – 80% trường hợp mắc viêm khớp dạng thấp là đối tượng nữ giới, đặc biệt là phụ nữ từ độ tuổi 30 trở lên.
• Chấn thương: Các tổn thương từ tai nạn, va chạm,… nhưng không được điều trị dứt điểm sẽ gây viêm nhiễm tại khớp.
• Chế độ sinh hoạt chưa khoa học: Làm việc, ngủ nghỉ sai tư thế, thường xuyên khuân vác vật nặng,…
• Lạm dụng chất kích thích: Bị viêm khớp dạng thấp có thể do thường xuyên dùng rượu bia, thuốc lá, cafe,… sẽ làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và thúc đẩy khả năng mắc bệnh.
• Yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển: Stress, mắc bệnh truyền nhiễm, cảm lạnh, hậu phẫu,… là những tác động tiêu cực làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Việc sớm nắm bắt các nguyên nhân của bệnh viêm đa khớp dạng thấp là yếu tố rất quan trọng để người bệnh phát hiện ra bệnh và có phương pháp xử lý kịp thời.
triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp
Biểu hiện viêm khớp dạng thấp phong phú, đa dạng gồm có những triệu chứng toàn thân, ngoài khớp; giai đoạn khởi phát và toàn phát. Tóm lược lại có thể kể đến một số triệu chứng điển hình sau:
Giai đoạn khởi phát
• Bệnh viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn khởi phát sẽ gây đau nhức âm ỉ tại các khớp tay, đầu gối,… Tuy nhiên cơn đau sẽ tự khỏi chỉ sau một thời gian ngắn.
• Đau nhức tăng dần khi vận động mạnh và giảm ngay sau khi nghỉ ngơi.
• Bệnh nhân thấy cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ vào buổi chiều, ra nhiều mồ hôi dù không làm việc nặng nhọc, khô miệng.
• Đau toàn thân mặc dù không vận động mạnh trước đó.
Giai đoạn toàn phát
• Cơ cứng các khớp sau khi thức dậy vào buổi sáng, phải mất từ 10 – 15 phút thì khớp mới trở lại bình thường.
• Người bệnh viêm khớp dạng thấp sưng đau các khớp có tính đối xứng. Khớp cổ tay, chân, đầu gối sưng tấy đỏ, bên trong có chứa dịch khớp, ấn vào đau dữ dội.
• Vùng da chứa khớp bị viêm sẽ ấm nóng và có màu ửng đỏ hơn phần da xung quanh.
• Vận động tại các khớp bị hạn chế, khớp bắt đầu biến dạng.
• Ngoài ra, bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp còn phải đối mặt với một số triệu chứng cận khớp như xuất hiện các hạt nhỏ dưới da, nổi gò lên mặt da, sờ rắn nhưng không đau; lỏng lẻo khớp, ban đỏ ở gan bàn chân, lòng bàn tay,…
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm khớp dạng thấp, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.