Những vấn đề đổi mới quản trị doanh nghiệp (DN) để hướng tới phát triển bền vững, đó là hiệu quả về mặt kinh doanh, lợi nhuận thiết thực cho phát triển DN cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; tinh thần thượng tôn pháp luật, không những về kinh tế mà điều chỉnh cả về môi trường và xã hội...
Đọc thêm: game cashflow

Các diễn giả tham luận tại tọa đàm. Ảnh: Đức Việt.
Đây là phát biểu của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc tại buổi Tọa đàm DN “Đổi mới hệ thống quản trị của DN hướng tới phát triển bền vững”, do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Công ty CP Quảng cáo toàn cầu GAIC tổ chức, chiều 22/6, tại Hà Nội.
Phát biểu tại tọa đàm, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết, các DN Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức cũng như có được những cơ hội trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, sự phát triển bền vững là yêu cầu thời đại, vì vậy, DN đóng vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội.
Ông Vũ Tiến Lộc cũng chỉ ra bốn vấn đề cần thiết trong đổi mới quản trị chiến lược của DN để hướng tới phát triển bền vững. Đó là hiệu quả về mặt kinh doanh, lợi nhuận thiết thực cho phát triển DN cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; tinh thần thượng tôn pháp luật, không những về kinh tế mà điều chỉnh cả về môi trường và xã hội; xây dung quy chuẩn đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và cuối cùng là có những cam kết mạnh mẽ trong hoạt động từ thiện, chia sẻ những khó khăn, ảnh hưởng của thiên tai trong cộng đồng và trên thế giới.
Bên cạnh đó, chiến lược kinh doanh cần hướng tới sự sáng tạo, đổi mới, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, áp dụng khoa học công nghệ cần phải nghiên cứu và ứng dụng căn cứ vào thế mạnh của DN để phát huy và khắc phục thế yếu để phát triển.







Chuyên gia kinh tế Hà Tôn Vinh tham luận. Ảnh: Đức Việt.



Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, về khía cạnh luật pháp, để đạt được phát triển bền vững trong luật pháp cần hội tụ ba điểm: Thứ nhất, công khai, minh bạch, xây dựng các văn bản pháp luật thích hợp với điều kiện chấp hành của người dân;
Thứ hai, nâng cao giáo dục và đào tạo, nhận thức về luật pháp từ gia đình đến trường học;
Thứ ba, chế tài thực hiện: Nếu hệ thống văn bản pháp luật tốt, hạ tầng cơ sở tốt, nhận thức người dân tốt, nhưng chế tài xử phạt những người vi phạm pháp luật không nghiêm minh, không triệt để cũng là rào cản đối với phát triển bền vững.
Chia sẻ về cách thức chuyển đổi cho DN để áp dụng mô hình mới trong quản trị chiến lược của DN, chuyên gia kinh tế Hà Tôn Vinh đánh giá, Việt Nam là nước đang phát triển, nếu áp dụng ngay những mô hình mới trong quản trị chiến lược đối với phát triển bền vững, các DN rất có thể sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức vì tiềm lực còn rất yếu so với tầm nhìn chuẩn mực thế giới.
Do đó, nghiên cứu cách thức chuyển đổi cho DN trong việc đào tạo, huấn luyện nâng cao nhận thức về phát triển kinh doanh gắn liền với trách nhiệm môi trường và xã hội cũng như khuyến khích đầu tư cho các DN có định hướng phát triển bền vững là điều quan trọng lúc này.
Tại buổi tọa đàm, các DN tiêu biểu trong quản trị DN như Công ty CP Chứng khoán MB, Công ty TNHH URC Việt Nam… chia sẻ những bài học về phương thức quản trị, xây dựng hệ thống quản trị phù hợp với đặc thù DN nhằm mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững./.