Những nét đặc trưng cơ bản của kiến trúc biệt thự kiểu pháp.
Kiến trúc kiểu Pháp có những nét đặc trưng cơ bản như:
-Tường bao che dày công trình: Tường bao che dày là đặc điểm có rất ưu việt của lối kiến trúc kiểu Pháp này. Đặc điểm này giúp cho ngôi nhà có thể cách nhiệt và cách âm tốt giữa các không gian trong nhà so với ngoài nhà. Kiểu kiến trúc này có nguồn gốc từ bên Pháp, mà bên nước Pháp khí hậu ôn đới lạnh, cho nên cần phải giữ nhiệt độ ấm áp ở trong nhà.


-Cửa sổ 2 lớp: Cửa trong là kính cửa ngoài lài chớp cũng là một trong những nét đặc trưng của lối kiến trúc này. Đặc điểm này góp phần giúp cho ngôi nhà có thể trao đổi không khí với môi trường bên ngoài. Lớp cửa kính giúp cách nhiệt mà vẫn lấy được ánh sáng, lớp cửa chớp giúp trao đổi không khí bên ngoài kể cả khi cửa được đóng lại.

-Nhiều chi tiết trang trí mặt tiền: Nhiều chi tiết trang trí mặt tiền là một nét đặc trưng nữa của kiến trúc kiểu Pháp. Đặc điểm này gọi là Tân cổ điển Pháp, bởi vì các hoa văn và ngôn ngữ trang trí là sự tổng hợp của nhiều trường phái như: Thức Ionic La Mã (điển hình là chi tiết cột của Nhà hát lớn Hà Nội), cột đỡ mái hay sảnh kiểu kiến trúc Phục Hưng, hay các kiểu uốn vòm cửa sổ, sảnh (gọi chung là vòm cong uốn lượn) là trường phái kiến trúc Baroque. mẫu thiết kế nội thất khách sạn

-Phần mái được trang trí phức tạp: Được quan niệm như là một chiếc mũ hay chiếc vương miện, mũ hay vương miện thể hiện sự quý phái của các quý bà hay thể hiện của giai cấp quý tộc, cho nên phần mái của công trình kiến trúc kiểu Pháp thường rất được quan tâm trong từng đường nét. Chính vì vậy mà các công trình kiến trúc Pháp tại Việt Nam đều có phần mái trang trí dạng vòm, chóp nhọn cao và có nhiều họa tiết trang trí.

-Màu sắc ngoài nhà: Màu sắc bên ngoài căn nhà kiến trúc kiểu Pháp thường sử dụng màu vàng và màu trắng kết hợp. Đây chính là màu sắc trang phục của quân đội Pháp thời kỳ đô hộ Đông Dương. Người Việt sau này đã bị ảnh hưởng là coi màu vàng hay vàng nhạt là màu của quyền uy.

-Tầng trệt thường cao khoảng dưới 2m: Tầng này không được sử dụng để ở để tránh sự ẩm ướt, côn trùng… Cũng để tạo thế cao, quyền quy cho công trình.

-Hình khối kiến trúc đăng đối: Sự đối xứng tạo sự cân đối và tôn nghiêm nơi công quyền.

kien-truc-biet-thu-kieu-phap

3.Thiết kế kiến trúc biệt thự kiểu Pháp 3 tầng.
Ngôi biệt thự trong mẫu thiết kế này có diện tích 420m2 và được thiết kế với 3 tầng và được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp. Với lối kiến trúc này, gia chủ có thể tận hưởng một cuộc sống vương giả trọn vẹn.

Với khuôn viên đất 20×25 là một diện tích khá lý tưởng để thiết kế kiến trúc biệt thự kiểu Pháp, bởi vì kiến trúc kiểu Pháp luôn mang trong mình dáng vẻ kiêu sa nhưng không kém phần sang trọng.

Sự sang trọng của lối kiến trúc này dù đã trải qua rất nhiều năm tháng, qua nhiều thế hệ biết đến và là niềm khao khát của rất nhiều người có điều kiện.


Phong cách kiến trúc biệt thự kiểu Pháp rất kén người thiết kế và cả chủ nhà. Sở dĩ kiểu kiến trúc này kén người thiết kế là vì khi thiết kế lối kiến trúc này, người thiết kế phải am hiểu tường tận tất cả các nguyên lý bố cục về hình khối, mảng miếng, chi tiết phào chỉ để tránh sự nhầm lẫn về lịch sử kiến trúc pháp.