Barclays, ngân hàng toàn cầu có trụ sở tại London, gần đây đã ngừng giao dịch với sàn giao dịch Coinbase có trụ sở tại Hoa Kỳ. Ngay sau đó, Coinbase thông báo đã tìm thấy một ngân hàng thay thế khác cũng có có trụ sở tại Vương quốc Anh, ClearBank. Xem thêm: ieo

Trong khi Barclays kết nối với Coinbase thông qua Chương trình thanh toán nhanh hơn (FPS) của Vương quốc Anh cho phép rút và gửi tiền ngay lập tức bằng đồng bảng Anh tại sàn giao dịch thì phải ít nhất đến cuối quý 3/2019 ngân hàng ClearBank mới có thể cung cấp dịch vụ tương tự. Trước đây, các khách hàng chỉ mất vài giây để gửi và rút tiền bằng bảng Anh tại Coinbase thì hiện tại phải mất nhiều ngày để xử lý.

Trước quyết định liên quan đến Coinbase của Barclay, ngân hàng Santander của Tây Ban Nha đã chặn khách hàng Anh gửi tiền fiat vào sàn giao dịch. Người phát ngôn của Santander khẳng định nguồn tin này không đúng sự thật:

“Chúng tôi không chặn thanh toán của bất kỳ công ty hợp pháp nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, chúng tôi sẽ yêu cầu kiểm tra bảo mật bổ sung khi có dấu hiệu rủi ro gian lận cao hơn”.

Việc kinh doanh diễn ra như thường lệ? Không hẳn là vậy…

Trước khi có quyền truy cập vào FPS, sàn giao dịch có văn phòng tại Dublin và London đã chuyển bảng Anh sang Euro thông qua ngân hàng LHV Pank có trụ sở tại Estonia hiện vẫn còn hợp tác với Coinbase. Được biết, ngân hàng LHV sở hữu và quản lý tài sản lớn nhất tại Estonia dường như có cách tiếp cận cởi mở hơn đối với blockchain so với Barclays. Chủ tịch hội đồng giám sát Cozel Lõhmus của LHV phát biểu vào năm 2015:

“Blockchain Bitcoin là mật mã khóa công khai lâu đời nhất, được kiểm tra và bảo mật tốt nhất. Do đó phù hợp với các ứng dụng hiện tại của chúng tôi”.

Nhưng LHV lại không thể cung cấp cho Coinbase những dịch vụ ‘xa xỉ’ như Barclays.

CEO Zeeshan Feroz của Coinbase tại Anh phát biểu ngay sau khi Barclays lần đầu tiên hợp tác với sàn giao dịch: Xem thêm:

“Sử dụng dịch vụ thanh toán GBP trong nước của Barclays giúp giảm chi phí, cải thiện trải nghiệm của khách hàng … và giúp giao dịch nhanh hơn”.

Ông cũng cho biết sàn giao dịch đã rất cố gắng và mất nhiều thời gian để kết nối Barclays với Coinbase, vì trước đó họ đã tìm cách đảm bảo thực hiện các thủ tục chống rửa tiền (AML) thích hợp. Coinbase là một trong những công ty blockchain đầu tiên được Barclays cho phép truy cập FPS.

Feroz nhấn mạnh “có rất nhiều sự hiểu biết và quản lý rủi ro cần thiết”. Ông lưu ý vào thời điểm đó rằng Liên minh châu Âu đã tăng trưởng “nhanh gấp đôi so với bất kỳ thị trường nào khác trong năm 2017” và Vương quốc Anh là thị trường lớn nhất trong khối.

CEO Joshua Scigala của sàn giao dịch vàng – Bitcoin Vaultoro trích dẫn các quy định về hoạt động ngân hàng có thể buộc Barclays phải đóng tài khoản của Coinbase. Cụ thể:

“Ngành công nghiệp ngân hàng trước đây đã lập ra hàng loạt quy định quá khó để các startup cạnh tranh, gây gánh nặng pháp lý. Rõ ràng là ‘gậy lưng đập lưng ông’ bởi vì chính các hàng rào quy định này lại khiến họ không thể cải tiến”.

Barclays muốn đưa Bitcoin vào cuộc chơi

CEO Ashok Vaswani của Barclays trả lời phỏng vấn của CNBC rằng ngân hàng và các nhà quản lý đã cùng bàn bạc về tiền điện tử, nhưng không tiết lộ chính xác chi tiết của cuộc đàm phán với Cơ quan Tài chính Anh (FCA). Tại một cuộc phỏng vấn khác với CNBC sau hội nghị fintech Money 20/20 ở Copenhagen, Đan Mạch năm 2017, ông khẳng định cuộc họp chủ yếu nói về phương thức đưa Bitcoin vào cuộc chơi và cách làm cho nó an toàn. Xem thêm: coinbase là gì

Vào năm 2015, công ty đa quốc gia của Anh đã điều hành một cuộc thử nghiệm với sàn giao dịch Bitcoin Safello trên PoC. Trong năm 2016, ngân hàng xác nhận đã liên kết với Circle Internet Financial, là công ty chủ quản ứng dụng Circle Pay do FCA quản lý chuyên sử dụng Bitcoin để chuyển tiền miễn phí. Barclays nhận tiền gửi khách hàng thông qua Circle.

Năm 2019, ngân hàng tài trợ cho một cuộc thi hackathon blockchain. Mặc dù thừa nhận các ngân hàng lớn có vẻ rất quyết tâm nhưng Scigala không chắc họ sẽ đi đến cùng với blockchain:

“Barclay cũng giống như một số người chơi lớn khác nói rất nhiều nhưng không có hành động thực sự liên quan đến tiền điện tử. Rất nhiều trong số họ ‘khua chiêng múa trống’ về blockchain trên các phương tiện truyền thông để nghe có vẻ hiện đại và giống như họ đang đổi mới nhưng khi nói đến hành động thực tế, họ chặn hoặc thậm chí tẩy chay tất cả các doanh nghiệp nghiêm túc làm việc trong không gian công nghệ mới. Và tất nhiên, Barclays không ngoại lệ”.

Các nhà phân tích của Barclay xem Bitcoin là virus truyền nhiễm

Mặc dù trao đổi với cơ quan quản lý về việc làm sao để giúp Bitcoin trở nên an toàn hơn nhưng các nhà phân tích của Barclay đã từng so sánh BTC với bệnh cúm. Joseph Abate bị cáo buộc thông qua một ghi chú viết cho khách hàng: “Giống như bệnh truyền nhiễm, lây truyền – đặc biệt là đối với những người mắc chứng sợ bỏ lỡ – là từ cửa miệng, thường thấy qua blog, tin tức và các câu chuyện cá nhân. Tuy nhiên, một khi các ngân hàng hoàn toàn chấp nhận BTC thì suy giảm giá trị sẽ xảy ra đều đều và thậm chí còn giảm nhiều hơn”.

Mô hình của Barclay đã chia dân số toàn cầu thành 3 phần, bao gồm những người dễ mắc bệnh, những người dễ bị tổn thương nhưng không bị nhiễm bệnh và những người miễn dịch. Những người bị “truyền nhiễm” là những người mua 0.1% tiền điện tử trong lần đầu tiên. Trong khi đó, có 25% dân số dễ bị Bitcoin làm lung lay ý chí do sợ bỏ lỡ. Một số người miễn dịch thì sẽ không bao giờ mua Bitcoin.

Barclays lưu ý Bitcoin thường được ưa chuộng ở các nền kinh tế yếu kém. Theo ông Abate, “tiền điện tử có thể là nơi trú ẩn an toàn ở những nền kinh tế ít được người dân tin tưởng. Việc chấp nhận rộng rãi các công nghệ tiền điện tử phải đối mặt với những thách thức to lớn và những người đương nhiệm quyết liệt”.

Lo ngại nạn rửa tiền?

Nhiều người tin rằng Barclays đóng tài khoản Coinbase do lo ngại về AML. Các chính phủ đã đánh thuế 17 tỷ đô la tiền phạt liên quan đến AML kể từ năm 2009 và các giao thức AML của EU, Hoa Kỳ tiếp tục trở nên khó khăn hơn. Ngân hàng Danske hiện đang phải đối mặt với mức phạt từ 6 đến 8 tỷ đô la do vi phạm AML mà theo một số nhà phân tích thì đó là vụ bê bối rửa tiền lớn nhất từ ​​trước đến nay.

Các cơ quan quản lý cũng đã điều tra hoặc phạt Commonwealth Bank of Australia, chi nhánh tại Anh của Ngân hàng Canara Ấn Độ, Ngân hàng Standard Chartered, Ngân hàng Deutsche, Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ và Goldman Sachs.

CEO Jason Blick của ngân hàng kỹ thuật số toàn cầu EQIBank dành cho doanh nghiệp và các cá nhân có giá trị ròng cao cho rằng các quy định về AML và Hiểu khách hàng (KYC) là lý do tiềm năng buộc Barclays phải đóng tài khoản của Coinbase.

“Các hệ thống nội bộ của ngân hàng truyền thống không được thiết kế để đối phó với các ngành công nghiệp đột phá hoặc sáng tạo. Nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với mức phạt kỷ lục do vi phạm AML và KYC. Hầu hết các ngân hàng truyền thống chỉ đơn giản là không hiểu cách quản lý rủi ro tài sản kỹ thuật số và tiền điện tử”.

Ngoài các thách thức AML, KYC và nhu cầu về công nghệ mới của người tiêu dùng, Blick lưu ý một số ngân hàng đương nhiệm không thể duy trì dịch vụ online. Ngân hàng toàn cầu HSBC chỉ là một trong những ngân hàng lớn phải đối mặt với sự cố ngừng hoạt động trực tuyến khiến khách hàng không thể truy cập vào tài khoản và các dịch vụ khác thông qua mạng internet. Khách hàng của Bank of America, Commonwealth Bank of Australia, ANZ Bank, Royal Bank of Scotland và NatWest đều phải chịu đựng những vấn đề tương tự. Cụ thể:

“Họ không thể đáp ứng các hoạt động ngân hàng có nhu cầu ngay lập tức như các khách hàng và ngành công nghiệp tiền điện tử mong đợi… Nhưng thế giới đã thay đổi. Chúng tôi di động và trực tuyến. Chúng tôi hy vọng có thể sử dụng các giao dịch thời gian thực và truy cập vào các dịch vụ tài chính suốt ngày đêm. Nhưng đáng tiếc các ngân hàng lớn, như Barclays, không thể theo kịp”.

Ngoài ra, Blick cũng nhắc đến các ngân hàng dám đương đầu với thách thức như ClearBank. Họ đổi mới từ gốc rễ và sử dụng các phương pháp phân tích hành vi để nhận biết KYC và AML. Ông khẳng định “những người chấp nhận thách thức là những người đi đầu trong việc thúc đẩy công nghệ kỹ thuật số và định hình tương lai của ngân hàng. Scigala nói thêm: “Các tổ chức lớn như Barclays sẽ tự làm mình trở nên lỗi thời nếu họ không nắm bắt toàn bộ tài sản kỹ thuật số khan hiếm và tiền lập trình”.

View more random threads: