Dù phải trèo lên cây, lăn bò dưới đất, núp trong bụi rậm..., dân làng Tú Đôi (Hải Phòng) vẫn quyết săn những con chuột đồng béo để kịp buổi chợ.

Hằng năm, vào dịp từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11 (âm lịch), từ khi lúa bắt đầu chín cho tới lúc đồng chỉ còn trơ gốc rạ, dân làng Tú Đôi (xã Kiến Quốc, Kiến Thụy, Hải Phòng) lại rủ nhau đi bắt chuột đồng. Công việc này gắn với họ từ rất lâu đời. Đây là thời điểm lũ chuột đồng ăn thóc no nê nên con nào con nấy béo mập.

7h ngày 12/10, nhóm ông Phạm Đăng Minh (61 tuổi, làng Tú Đôi) mang theo cuốc, lưới, giỏ đựng, găng tay… bắt đầu đi săn. Họ không có điểm bắt cố định, thấy nơi nào "khả nghi" thì sẽ dừng lại quan sát dấu chân, vùng lúa xung quanh, lắng nghe tiếng kêu… để xác định có nhiều chuột hay không. Có thời điểm họ còn về tận Hải Dương.

Địa điểm dừng chân lần này của nhóm ông Minh là cánh đồng xã Hữu Bằng (Kiến Thụy) với bãi cỏ mọc hoang, xung quanh lúa bị cắn nhiều. Tag: diet con trung tai nha


Thay vì dùng cuốc đào ổ chuột trên cánh đồng, những người săn chuột dùng lưới quây cố định một khu.

Sau đó, họ lùa chuột vào một chỗ để dễ bắt.

Ông Minh cho biết, có lúc, nhóm của ông bắt được 30-40kg chuột đồng tại một điểm, đủ cho cả chuyến đi. Nhưng cũng có lần, họ phải tới 20 điểm bắt mới thu được lượng chuột đó.

Tháng 10 âm lịch là thời điểm bắt được nhiều chuột to nhất. Mỗi chuyến, họ có thể bắt được 60-70kg chuột (hàng trăm con).

Mỗi khi thấy chuột, họ lại nhanh chóng đuổi theo, quyết không để chúng thoát.

"Chiến công" đầu tiên trong ngày khiến ai cũng mỉm cười vui vẻ.

Kết thúc một địa điểm, nhóm ông Minh lại chằng buộc đồ nghề, tiếp tục di chuyển.

Không chỉ đến các cánh đồng, nhóm săn chuột có kinh nghiệm 40 năm của ông Minh còn quây bắt trên các bờ ao, nơi cỏ mọc rậm rạp. Tag: diet moi tai nha gia re

Để buổi săn thành công, điều quan trọng nhất là sự phối hợp ăn ý. Chỉ cần nhìn thấy chuột, họ nhanh chóng chia nhau các điểm đứng, không cho chúng chạy thoát.

Có thể họ phải lội xuống mương nước...

...hay núp chặn trong các bụi rậm...

Hoặc trườn trên nền đất quan sát.

Vạch từng mảnh gạch vỡ.

Thậm chí phải trèo lên cây, nhưng họ đều không quản ngại, miễn sao bắt được chuột.

Chú chuột trong ảnh nhảy từ trên cây xuống ao nước những mong thoát thân, nhưng sau cùng cũng bị bắt lại.

Sau những màn "lăn xả" bắt chuột, người lấm lem, họ cười bảo nhau: "Cũng ướt như chuột rồi!".

Mỗi khi bắt được một con chuột, họ bẻ răng chúng để không bị cắn.

Niềm vui khi bắt được con chuột béo tròn.

Sau chuyến đi kéo dài từ 7h đến khoảng 15h, họ trở về nhà với giỏ xách nặng trĩu.

goài nhóm ông Minh, trên cánh đồng ở xã Hữu Bằng còn có nhiều em nhỏ tranh thủ ngày nghỉ ra đồng bắt chuột. Bắt được con chuột sau một hồi lâu săn đuổi, bọn trẻ hồ hởi gọi nhau khoe "chiến tích".

Trở về nhà, các "thợ săn" lại xắn tay áo cùng cánh phụ nữ tất tả thịt chuột, chuẩn bị cho buổi chợ chiều.

Chuột được nhúng vào nước nóng vừa đủ để loại bỏ lông, sau đó làm sạch nội tạng, cắt “quả hoi” hai bên háng.

Thịt chuột được luộc trên bếp củi cháy to và đều, sau 15 phút có thể vớt ra chậu để mang đi chợ.

Theo bà Nguyễn Thị Đối (vợ ông Minh), thịt chuột đồng có thể làm rựa mận, luộc, thui, nướng... hay chế biến theo khẩu vị từng người. Bà thường chỉ luộc rồi mang bán.

Giá chuột sống hay chín đều ở mức 150.000 đồng/kg. Con bé nặng khoảng 2 lạng, có con 5-6 lạng, thịt béo, ngậy.

Rất nhiều khách tới tận nhà ông Minh, bà Đối để mua chuột vừa vớt ra khỏi nồi, còn nóng hổi, thơm phức.

Nếu như trước đây chỉ người dân xã Kiến Quốc mới chuộng thịt chuột đồng thì nay, món ăn này đã lan sang nhiều địa phương, trở thành đặc sản đồng quê được nhiều người ưa thích.

Nguồn: vtc.vn/anh-theo-chan-nong-dan-hai-phong-di-bat-chuot-dong-mua-lua-chin-d503858.html