Xem thêm:

6. BIẾT CHI TIÊU THÔNG MINH
Ngoài việc trang trải cho học hành, có rất nhiều việc phải dùng đến tiền khi bạn đi học xa, từ tiền nhà, điện nước đến ăn uống sinh hoạt. Do đó, bạn cần:
- Chia nhỏ tiền ra thành từng khoản rõ ràng, dùng cho từng mục đích khác nhau. (Điều này tránh cho bạn vung quá tay mua sắm lấn cả vào tiền thuê nhà chẳng hạn!)
- Suy nghĩ đắn đo trước những gì được gọi là trào lưu hay thời thượng, sử dụng tiền của bạn vào những việc có ích hơn như đầu tư cho một khóa học nâng cao hay kỹ năng nào đó
- Kiếm việc làm thêm, vừa có kinh nghiệm, vừa có thêm thu nhập. Nhưng tuyệt đối không ôm đồm mê việc mà ảnh hưởng đến học hành nhé.

7. ĐỀ PHÒNG LỪA ĐẢO
Tân sinh viên là đối tượng của nhiều âm mưu lừa đảo, lợi dụng. Nếu mới chỉ là sinh viên năm thứ nhất, bạn nên cân nhắc và có tâm lý đề phòng trước mọi lời rủ rê, những chiêu trò để lừa tiền, dụ dẫn.
Những chiêu trò lừa đảo mà không chỉ sinh viên năm nhất mà cả những sinh viên năm hai, năm ba cũng vướng phải là:
+ Cờ thế ăn tiền trên vỉa hè, thua thì mất tiền, thắng thì bị từ chối không đưa tiền.
+ Lừa mua đồng hồ, máy ảnh, điện thoại dởm, giá rẻ nhưng dùng vài ngày là hỏng.
+ Lừa mua tăm bút ủng hộ những thực chất không phải ủng hộ mà để trục lợi thu tiền
+ Cho tiền ăn xin nhưng thực chất những người đó không phải ăn xin
+ Việc làm part – time lương cao nhưng thực chất khi nhận lương thì dở trò phạt, lừa đóng tiền cọc, thu giữ thẻ sinh viên, chứng minh thư.
+ Bị các công ty đa cấp lừa, lợi dụng đi bán hàng.

8. TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG, CÂU LẠC BỘ
Cách an toàn để tân sinh viên vừa tìm hiểu cuộc sống, vừa trưởng thành mà lại an toàn không lo sợ lừa đảo là tham gia các câu lạc bộ trong trường, các hoạt động tình nguyện của hội sinh viên.
9. HỎI HAN, TRÒ CHUYỆN THẬT NHIỀU VỚI NHỮNG ANH CHỊ ĐI TRƯỚC ĐÁNG TIN TƯỞNG
Việc này giúp bạn tránh được những sai lầm, những “vết xe đổ” mà người đi trước đã gặp phải. Đó có thể là những điều sau: