Nhiều chị em khi thấy dấu hiệu bụng dưới căng thì băn khoăn bụng dưới căng có phải có thai không? Liệu điều này có đúng không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau.
Bụng dưới căng có phải có thai không?
Bụng dưới căng do bệnh lý
Sỏi thận
Táo bón
Nhiễm trùng đường tiêu hóa
Hội chứng kích thích ruột
Viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu
Đau dạ dày
Viêm ruột thừa
Bụng dưới căng phải làm sao?
Siêu âm có thể biết thai bao nhiêu ngày tuổi không
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao
BỤNG DƯỚI CĂNG CÓ PHẢI CÓ THAI KHÔNG?
Theo kinh nghiệm của các mẹ bầu, bụng dưới căng có thể một trong những dấu hiệu sớm của việc mang thai. Trong trường hợp chị em có quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai nào khoảng hơn 10 ngày trước thì có thể bụng dưới căng là biểu hiện của mang thai. Vì sau khi thụ thai thành công, trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển vào cổ tử cung để tìm chỗ làm tổ. Việc trứng hình thành các chân giả và nhau thai để cấy vào thành tử cung dẫn đến việc chị em thấy căng tức bụng dưới.

Hiện tượng bụng dưới căng còn có thể tiếp diễn trong khoảng 2 tháng đầu thai kỳ khi chưa cơ thể chưa thực sự thích nghi với bào thai đã làm tổ trong tử cung.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào dấu hiệu bụng dưới căng thì không thể khẳng định được chị em có mang thai hay không. Chị em nên dựa thêm vào một số hiện tượng mang thai khác như: chậm kinh, buồn nôn, đau lưng, căng tức ngực, đau lưng…Hoặc khi dùng que thử thai thấy hai vạch, chính xác hơn là đi thử máu, thử nước tiểu hay siêu âm mới có thể khẳng định chính xác việc có thai hay không.
Bụng dưới căng không thể khẳng định được việc mang thai
BỤNG DƯỚI CĂNG DO BỆNH LÝ
Nếu không phải là dấu hiệu mang thai thì chị em cũng nên cẩn thận vì rất có thể bụng dưới căng là biểu hiện khi chị em đến kỳ kinh nguyệt hoặc của một bệnh lý nào đó.
Sỏi thận
Nếu mắc sỏi thận có thể xuất hiện những cơn đau nhẹ dưới xương sườn. Có trường hợp sỏi di chuyển về phía niệu quản cũng có thể gây đau bụng dưới.
Táo bón
Bắt đầu với cảm giác đau tức, sau đó những cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khiến chị em đau bụng dưới bên trái và cả bên phải.
Đau bụng dưới cũng có thể là triệu chứng của táo bón
Nhiễm trùng đường tiêu hóa
Không chỉ dừng lại ở cảm giác bụng dưới căng mà nếu bị nhiễm trùng đường tiêu hóa thì chị em còn thấy đau buốt, đau nhói ở vùng này.
Hội chứng kích thích ruột
Nếu có cảm giác bụng dưới căng đi kèm với chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón…thì rất có thể chị em bị rối loạn tiêu hóa.
Viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu
Đau tức bụng và tần suất đi tiểu nhiều hơn, cảm thấy đau rát khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh lý này.
Đau dạ dày
Triệu chứng của đau dạ dày có thể là: đau tức bụng, đau âm ỉ hoặc đau quặn trước và sau khi ăn. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng khó chữa trị nhất là đau dạ dày do vi khuẩn Hp.
Viêm ruột thừa
Lúc đầu là cảm giác tức phần bụng quanh rốn, sau đó lan dần đến vùng bụng dưới bên phải với cường độ cơn đau tăng dần. Chị em phải hết sức chú ý nếu thấy xuất hiện thêm các triệu chứng như: nôn, buồn nôn, sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa… bởi vì rất có thể chị em đang bị viêm ruột thừa.
Đau bụng bên phải có thể cảnh báo viêm ruột thừa
BỤNG DƯỚI CĂNG PHẢI LÀM SAO?
Như vậy, việc bụng dưới căng có thể là dấu hiệu mang thai hoặc là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Để biết cách xử trí đúng, cần tìm ra nguyên nhân chính xác gây đau bụng.
Do đó, khi thấy bị đau bụng dưới kéo dài, cường độ đau tăng lên, chị em nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời. Chị em nên thông báo cho bác sĩ cụ thể những triệu chứng của bản thân để hỗ trợ chẩn đoán.
Nếu tình trạng đau bụng dưới kéo dài kèm theo những triệu chứng bất thường, chị em cần đi khám ngay
Bụng dưới căng có phải có thai không? Chỉ với dấu hiệu bụng dưới căng khó có thể khẳng định được việc mang thai của chị em. Ngay cả khi có những dấu hiệu mang thai khác thì chị em cũng cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra cho kết quả chính xác. Ngoài ra, chị em nên lưu ý vì bụng dưới căng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.
http://ysraarogyasri.ap.gov.in/web/t...n-sang-xin-min
http://ysraarogyasri.ap.gov.in/web/t...hach-san-5-sao
http://ysraarogyasri.ap.gov.in/web/t...g-kham-thu-cuc
http://ysraarogyasri.ap.gov.in/web/t...an-bi-nhung-gi
http://ysraarogyasri.ap.gov.in/web/t...tot-tai-ha-noi
https://thaisanthucuc.hpage.com/cach...h-an-toan.html
https://thaisanthucuc.hpage.com/dat-...hai-la-gi.html
https://thaisanthucuc.hpage.com/ve-v...h-tam-goi.html
https://thaisanthucuc.hpage.com/de-t...-minh-hon.html
https://thaisanthucuc.hpage.com/de-t...-duoc-tam.html
https://thaisanthucuc.hpage.com/kien...-nhung-gi.html