Các dịp giỗ ngày 17/10 hàng năm của Lê Công Tuấn Anh, Minh Anh thường đến sớm một ngày, đi một mình hoặc cùng mẹ. Cô dọn dẹp mộ sạch sẽ, đặt hoa tươi lên rồi đi.

Nhựt Quang Tự hay Chùa Nghệ sĩ nằm trên một con đường nhỏ ở phường 11, quận Gò Vấp (TP.HCM), là nơi an nghỉ cuối cùng của hàng trăm nghệ sĩ Việt Nam mấy mươi năm nay.

VietNamNet đến nơi đây gặp các nghệ sĩ Cảnh Tượng, Minh Vũ… trông coi chùa nhưng ai cũng không nhận mình là nghệ sĩ. Phải mất một lúc thuyết phục họ mới mở lòng về cuộc sống ở đây.

Nghệ sĩ Cảnh Tượng kể năm 1958, cố NSND Phùng Há vận động Hội Ái hữu nghệ sĩ mua mảnh đất này để xây nghĩa trang cho đồng nghiệp yên nghỉ. Đến năm 1970, bầu Xuân, chủ gánh hát lừng lẫy Dạ Lý Hương, bỏ hơn 100 cây vàng xây dựng nên Nhựt Quang Tự. Sau khi bầu Xuân mất, chùa được Hội Sân khấu TP.HCM tiếp quản. NSND Trần Ngọc Giàu giao cho Phó chủ tịch Hội Hồng Dung, soạn giả Đức Hiền cùng một số cán bộ quản lý chùa.

“Trước tôi làm bên Viện dưỡng lão nghệ sĩ (2007 – 2014), sau đó chùa thiếu người nên tôi qua đây làm bảo vệ, đến nay đã 6 năm. Chùa hiện có 9 người làm công quả. Theo đó, người cắt kiểng, người quét dọn, thay nhau trực chùa, giữ xe… Cứ 9h tối đóng cửa chùa, ngắt điện, tôi đi một lượt rồi về nghỉ“, ông nói.

Vì không có lương nên nghệ sĩ Cảnh Tượng sống phụ thuộc vào tiền gửi xe, trung bình mỗi ngày kiếm 20 – 30 nghìn đồng. Khách tham quan có hôm được 10 – 20 người, có ngày lại chẳng có ai.

Thỉnh thoảng, nghệ sĩ Cảnh Tượng lại ra nghĩa trang thăm mộ cố nghệ sĩ Hữu Lợi, Hữu Lộc, Minh Dịch… – những đồng nghiệp từng hát chung đoàn Hương mùa thu và dĩ nhiên không thể thiếu trưởng đoàn – cố soạn giả Thu An.Tag: thi cong karaoke

Dẫn phóng viên thăm nghĩa trang, ông Chín Độ (sinh năm 1959, xưa làm nhân viên hậu đài các đoàn cải lương, vào chùa từ năm 2006, chuyên coi sóc mồ mả) đi thoăn thoắt trên nền rêu trơn trượt. Ông như thuộc lòng ngôi mộ của ai, mất khi nào, vì sao,… Ông nói, vợ chồng Thanh Nga, cặp bạn thân Như Mai – Kim Hoàng,… được nằm cạnh nhau trong nghĩa trang này. Tuy nhiên, nhiều trường hợp như cha và anh của nghệ sĩ Bình Tinh hay cặp soạn giả “sóng thần” Hà Triều – Hoa Phượng phải nằm xa nhau.

‘Minh Anh năm nào cũng về viếng Lê Công Tuấn Anh’

Bà Trang (kế toán ở chùa từ 2018) thông tin, chùa nằm trên diện tích đất 6080 m2, là nơi hiện có 350 phần mộ, 628 hũ cốt tại Nhà cốt 1, và 260 hũ tại Nhà cốt 2. Chùa có nhận giữ cốt người thường nhưng chủ yếu vẫn là nghệ sĩ vì cố NSND Phùng Há có tâm nguyện xây nơi yên nghỉ cho nghệ sĩ. Tuy nhiên chùa hiện không còn đất trống nên nghệ sĩ muốn chôn cất ở đây phải thông qua ban lãnh đạo Hội Sân khấu.

Bà Trang nói thêm, chùa thường ngày vắng lặng, thỉnh thoảng có gia đình đến viếng mộ nhân giỗ người thân. Người đến chùa đông nhất ngày tảo mộ (ngày 24, 25 tháng Chạp). Mỗi năm Rằm tháng Giêng, tháng Tư, tháng Bảy và tháng Mười cũng khá đông. Trung thu hàng năm, các sư cũng tổ chức phát quà cho trẻ em nghèo tại đây. Bầu Hương Loan cũng thường tổ chức lễ cúng Tổ ở đây.

Trong các nghệ sĩ yên nghỉ ở chùa, những người làm công quả ấn tượng về sức hút của cố nghệ sĩ Thanh Nga và diễn viên Lê Công Tuấn Anh (sinh ngày 2/2/1967 mất ngày 17/10/1996) Nghệ sĩ Minh Vũ kể: “Lê Công Tuấn Anh rất nhiều fan từ Nam tới Bắc. Giỗ 20 năm Lê Công hồi 2016 là lớn nhất, nghệ sĩ tới rất đông. Hôm đó có cô Minh Anh ngồi khóc tức tưởi không thôi.

Các dịp giỗ Lê Công, cô Minh Anh thường đến sớm một ngày, đi một mình hoặc cùng mẹ. Cổ dọn dẹp mộ sạch sẽ, đặt hoa tươi lên rồi đi, hôm sau tới giỗ Lê Công thì bạn bè tới viếng”.

“Nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga mất hơn 40 năm vẫn có rất nhiều người ái mộ, không kể nghệ sĩ hay người thường. Bên cạnh NSƯT Hữu Châu và Gia Bảo là người nhà, bà được Thanh Ngân, Như Quỳnh, Đàm Vĩnh Hưng… rất yêu mến, kính trọng. Có thể Thanh Nga được ái mộ nhất. Bà là nghệ sĩ hiếm hoi ở đây được người hâm mộ mua bánh kem mừng sinh nhật lẫn cúng giỗ hằng năm.

“Nhiều người nói cô Thanh Nga thiêng lắm có lẽ vậy nên người ta làm gì hay tới khấn xin, rồi khi đạt được tâm nguyện đến lễ tạ“, bà Trang thông tin thêm.

Cũng theo bà Trang, gần đây có một khán giả nữ ở Buôn Ma Thuột vì hâm mộ nghệ sĩ Minh Phụng mà lặn lội tới viếng mộ. “Cô này ái mộ Minh Phụng từ thời trước giải phóng khi còn nhỏ, đến nay gần 50 năm, có thể kể vanh vách cố nghệ sĩ từng hát những vai nào” – bà Trang nói.

Với mộ phần những nghệ sĩ kém tên tuổi việc coi sóc, nhang khói thế nào?, hỏi bà Trang , trầm tư bà nói: “Cách đây không lâu, bầu Hương Loan mua 7 thùng bánh, 3 thùng kẹo chia thành từng gói, đặt lên mỗi mộ một gói kèm hoa, thắp nhang. Thỉnh thoảng, các em sinh viên đến mua giỏ hồng lớn. Chúng tôi cùng các em đặt lên mỗi mộ một cành. Hằng năm, chúng tôi đều làm vậy vài lần để không ai thấy mình quá cô quạnh”.

”Tôi thấy thương cho những nghệ sĩ ít tên tuổi, họ về đây đôi khi cũng cô đơn lắm. Dĩ nhiên, họ không có khán giả viếng thăm nhưng vẫn có người nhà lui tới”.

Hỏi những người làm công quả ở chùa mong mỏi gì?, bà Trang đại diện nói: “Chúng tôi già cả rồi, làm công quả nên chẳng biết đòi hỏi gì. Nếu được, chúng tôi mong mọi người, các nhà hảo tâm quan tâm hơn. Chúng tôi coi sóc mộ như việc làm, không dám nhận có công cán gì nhưng nhiều người lui tới nơi đây thường không nhớ chúng tôi là ai. Chúng tôi chỉ có 9 người ở trên miếng đất rộng 6.000 m2 này. Rằm khách khứa tới đông đúc hay ngày thường vắng lặng, chúng tôi đều quen cả rồi”.Tag: Phong karaoke gia re

GIA BẢO - THANH TÙNG