Chắc chắn sẽ có nhiều người tự hỏi làm sao một vật nhỏ bé như chiếc đồng hồ lại có thể trị giá lên đến hàng nghìn (hoặc thậm chí là hàng trăm nghìn) đô la. Thật ra, điều tạo nên sự đặc biệt của một chiếc đồng hồ lại nằm ở khâu thiết kế, lắp ráp, sản xuất phân phối và tiếp thị nó.

Ở đây ta sẽ nói về 6 lý do chủ yếu làm nên giá trị một chiếc đồng hồ hàng hiệu. Nếu bạn cảm thấy thiếu hay sai sót, đừng ngần ngại mà gửi comment ngay bên dưới phần bình luận và cho chúng tôi biết nhé!

1. Thương hiệu
Đầu tiên và trên hết, yếu tố làm tăng thêm giá trị chính là thương hiệu. Vì khi bạn mua một chiếc đồng hồ hàng hiệu, bạn không chỉ trả tiền cho một chiếc đồng hồ, bạn đang trả tiền để mua một chiếc đồng hồ Audemars Piguet Replica, hay là một chiếc Patek Philippe.

Hãy tưởng tượng có hai chiếc đồng hồ nhìn y hệt nhau, một có dòng “Rolex” trên mặt số, một trống trơn. Chiếc có thương hiệu sẽ có giá trị hơn nhiều một chiếc vô danh tiểu tốt. Vì khi bạn mua nó, bạn đang mua một biểu tượng của sự xa xỉ, chứ không đơn thuần chỉ là một vật chỉ thời gian.

2. Phí sản xuất
Dù có cắt xén đến đâu, chi phí làm ra một bộ máy đồng hồ vẫn rất cao, và việc mua bộ máy từ các nguồn bên ngoài có thể còn đắt hơn nữa. Một bộ máy cơ bản đã có thể lên đến 250 USD, hãy thử tưởng tượng xem một bộ máy đặc biệt và công phu thì như thế nào. Sau khi mua bộ máy về, hãng vẫn phải dành thời gian và nguồn lực để hoàn thiện bộ máy sao cho phù hợp với thiết kế của mình.

Mặt khác, bản thân hãng cũng có thể tự làm bộ máy của riêng mình. Mặc dù như thế sẽ rẻ hơn, nhưng một bộ máy tự làm vẫn yêu cầu một lượng lớn tài nguyên và nhân lực.

Vậy nên một bộ máy nếu được thiết kế riêng chỉ để dùng cho một mẫu duy nhất sẽ có mức giá bị đội lên thêm nữa. Một bộ máy mới có thể mất nhiều năm để hoàn thiện: bắt đầu với bản vẽ kĩ thuật, khi thiết kế được hoàn thành thì mới đến công đoạn chế tạo. Tiếp theo, những bộ phận và linh kiện mới được thêm vào, sắp xếp với nhau và phải trải qua những bài kiểm tra độ chính xác cũng như phải đảm bảo tiêu chuẩn của bản thân hãng đưa ra.


3. Việc chế tác thủ công
Một chiếc đồng hồ đẹp yêu cầu bàn tay của người thợ lành nghề thay vì sản xuất hàng loạt bằng máy. Đồng nghĩa, để tạo ra chiếc đồng hồ, đòi hỏi người thợ phải bỏ hàng giờ làm việc tỉ mỉ và tinh luyện, lắp ráp và hoàn thiện thiết kế cũng như đánh bóng từng linh kiện một.

4. Càng ít càng đắt
Khi một chiếc đồng hồ được sản xuất hàng loạt, phí thiết kế và sản xuất sẽ được chia đều vào trong giá trị từng chiếc đồng hồ, như thế giá thành gia tăng của từng chiếc sẽ chỉ còn vài đồng. Tuy nhiên, khi một dòng chỉ sản xuất từ khoảng một nghìn chiếc đổ xuống, thì phí sản xuất sẽ không chia nhỏ như thế được. Điều này có nghĩa giá trị của những phiên bản giới hạn sẽ luôn đắt hơn những chiếc sản xuất hàng loạt.

Đồng hồ cũng như xe hơi: một khi bạn lái nó ra khỏi bãi, giá trị của nó sẽ ngay lập tức giảm bớt. Tuy nhiên, vẫn có vài chiếc đồng hồ và vài thương hiệu vẫn giữ được giá trị của nó ngay cả sau khi đã được bán ra.
5. Nhân lực
Chỉ một nhóm người nhỏ tham gia vào các bước và công đoạn làm nên một chiếc đồng hồ, bao gồm: nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, marketing, phân phối và bán ra. Khi bạn mua một chiếc đồng hồ, bạn không chỉ trả tiền cho một mẩu kim loại để đeo vào tay, bạn còn phải trả phí cho cả một quá trình dài để biến chiếc đồng hồ đó từ trên bản vẽ vi tính thành vật cầm được trên quầy bày bán.

6. Tính độc quyền
Từ khi đồng hồ Quartz ra đời, người ta không cần thiết phải mua một chiếc đồng hồ cơ nữa. Nếu bạn mua đồng hồ chỉ với mục đích xem giờ, thì một chiếc đồng hồ quartz là quá đủ. Đồng hồ quartz chính xác hơn và nó không đỏi hòi phải bảo quản liên tục.

Khủng hoảng đồng hồ quartz khiến cho các hãng như Rolex hay là Patek Philippe tăng giá bán và sử dụng chiêu trò marketing để thuyết phục thế giới rằng đồng hồ của họ mới là chất lượng nhất. Chiến thuật này hiệu quả không ngờ, đến ngày nay hai hãng trên vẫn nằm trong danh sách đứng đầu các hãng đồng hồ xa hoa nhất thế giới.

Các nhà sưu tầm thèm khát những chiếc đồng hồ vì giá trị kế thừa, lịch sử và sự xa hoa của nó. Không phải ai cũng đủ khả năng mua một chiếc đồng hồ cơ, chính vì thế, những người sở hữu những vật xa hoa, đắt tiền này thể hiện được sự giàu có của họ.
Giá trị chiếc đồng hồ thường đi kèm với giá tiền của nó. Nếu chiếc đồng hồ này có giá rẻ hơn chiếc kia trong khi cả hai chất lượng như nhau, người tiêu dùng sẽ cho rằng nó rẻ tiền và không sang bằng. Người mua trả tiền cho thứ họ tin là họ được nhận lại. Và với những chiếc đồng hồ cơ, họ thường xuyên trả tiền để mua về biểu tương của sự xa xỉ. Hiểu được điều này, các thương hiệu đặt giá cho những chiếc đồng hồ của mình ở mức mà họ muốn được công nhận.

Với sự chăm sóc cẩn thận, chất lượng những chiếc đồng hồ cơ có thể giữ nguyên dù trải qua nhiều năm hay thậm chí là qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, nếu một chiếc đồng hồ thiếu sự bảo quản chu đáo, nó có thể hỏng bất cứ lúc nào. Để giữ cho chiếc đồng hồ của mình luôn ở trạng thái đỉnh cao, quan trọng nhất là bạn phải biết bảo quản nó như thế nào.
tìm hiểu thêm: Đồng hồ Hublot Replica 1:1